ClockThứ Bảy, 09/04/2022 13:45

Không gian nghệ thuật phục hồi cùng du lịch

TTH - Sau một thời gian du lịch bị đóng băng do ảnh hưởng dịch bệnh, các không gian trưng bày, không gian nghệ thuật chuẩn bị khởi động đón khách trở lại khi du lịch dần phục hồi.

Du lịch Huế đang trên đà phục hồiKhông gian Lưu niệm Lê Bá Đảng được công nhận là điểm du lịchKhai trương Không gian lưu niệm họa sĩ Lê Bá Đảng

Sau thời gian dài đóng cửa, Không gian Lưu niệm Lê Bá Đảng sẽ mở cửa đón khách trở lại vào tháng 4 này. Ảnh: FB Lebadang Memory Space

“Các bạn thân mến! Sau một thời gian đóng cửa, Không gian lưu niệm Lê Bá Đảng sẽ chính thức mở cửa trở lại vào ngày 19/4/2022”, dòng thông báo ngắn gọn được đăng trên fanpage “Lebadang Memory Space” khiến nhiều du khách gần xa hào hứng.

Không gian Lưu niệm Lê Bá Đảng (Lebadang Memory Space) nằm trên ngọn đồi Kim Sơn (xã Thủy Bằng, TP. Huế). Đây là công trình hiện thực hóa giấc mơ của người họa sĩ tài danh Lê Bá Đảng về một nơi chốn của sự hòa hợp giữa con người, thiên nhiên và nghệ thuật. Gần hai năm qua, cũng như nhiều không gian bảo tàng, trưng bày nghệ thuật khác, Không gian Lưu niệm Lê Bá Đảng trải qua nhiều lần đóng cửa do ảnh hưởng của dịch và phải đối diện với không ít khó khăn. Tuy nhiên, tận dụng khoảng thời gian đó, các kế hoạch chỉnh trang đã được tiến hành với hy vọng trong những ngày mở cửa trở lại sẽ đem lại cho khách trải nghiệm nghệ thuật tuyệt vời hơn.

Dù biết việc vận hành không gian trưng bày là chuyện không đơn giản, đặc biệt là sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng theo chủ nhân không gian – bà Lê Cẩm Tế, một khi đã dấn thân vào con đường nghệ thuật, thì phải làm bằng tất cả tâm huyết và đam mê. Việc mở cửa trở lại lúc này cũng là cách chung tay với tỉnh, với ngành văn hoá để phục hồi du lịch.

“Thoạt đầu chúng tôi dự tính sẽ mở cửa vào năm 2023. Tuy nhiên, ngay lúc này khi du lịch dần phục hồi sau dịch bệnh, tỉnh cũng đã có các kế hoạch đón du khách trở lại nên Không gian Lưu niệm Lê Bá Đảng cũng quyết định hưởng ứng chủ trương, chuẩn bị vận hành, chào đón du khách trong và ngoài nước”, bà Tế chia sẻ. Theo chủ nhân của không gian này, việc mở cửa trở lại lần này sẽ có ít nhiều thay đổi về chiều sâu để đáp ứng nhu cầu của du khách, mang đến cho du khách những trải nghiệm mới mẻ hơn.

“Chúng tôi sẽ dành một số không gian cho các chương trình nghệ thuật, không gian sắp đặt, kiến trúc, hội họa, trình diễn thời trang… Và xa hơn, không gian này sẽ là nơi tổ chức các cuộc gặp gỡ, hội ngộ của các nghệ sĩ”, bà Tế kể thêm. Ngoài ra, không gian sẽ dần bổ sung thêm một số dịch vụ, đổi mới nội dung và cách thức trưng bày hiện đại theo xu hướng thế giới.

Nằm trên đường Lê Lợi, đoạn từ cầu Trường Tiền đến cầu Phú Xuân được xem là tuyến phố bảo tàng với rất nhiều không gian trưng bày, nghệ thuật cũng đang rục rịch các hoạt động để đón du khách trở lại. Hai năm qua, dù vẫn mở cửa hoạt động, nhưng do ảnh hưởng của dịch nên gần như các không gian trên trục này thưa vắng khách. Những ngày khi du lịch mở cửa, tín hiệu đã có phần khởi sắc hơn, khi nhiều du khách đã tìm đến tham quan, đặc biệt đã xuất hiện khách nước ngoài.

Bà Đinh Thị Hoài Trai - Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Huế - đơn vị đang quản lý hai không gian trưng bày trên trục này (Không gian trưng bày nghệ thuật Lê Bá Đảng và Không gian trưng bày nghệ thuật Điềm Phùng Thị) nói rằng, cùng với ngành du lịch, đơn vị đang triển khai rất nhiều hoạt động để đón du khách trở lại sau một thời gian dài ảm đạm.

“Trước đó dù đã có rất nhiều định hướng, kế hoạch hoạt động nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên ngưng trệ gần như toàn bộ. Vì thế, ngay khi mọi thứ dần đi vào hoạt động bình thường chúng tôi đang ráo riết triển khai trở lại để phục vụ người dân, du khách”, bà Trai nói và cho hay, sẽ có rất nhiều sự kiện diễn ra từ nay kéo dài đến cuối năm, trong đó có rất nhiều hoạt động bên lề, hưởng ứng Festival Huế 2022.

Theo bà Trai, đơn vị sẽ chú trọng vào các hoạt động triển lãm, trong đó sẽ kết hợp với một số trung tâm văn hóa nước ngoài, cũng như các hoạt động trưng bày trình diễn. “Ngoài ra, chúng tôi sẽ cố gắng tạo ra các hoạt động ngoài trời, để phát huy hơn nữa công năng của không gian cũng như tạo ra không khí tươi mới trên tuyến phố bảo tàng. Điểm nhấn đang được tính đến là các hoạt động mở cửa về đêm”, bà Trai nói thêm. Bên cạnh các hoạt động, sẽ liên kết tour tuyến với các đơn vị lữ hành, từ đó xây dựng các không gian này nằm trong chương trình, điểm đến để thu hút du khách.

NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan

Ngày 21/12, tại di tích Hải Vân Quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân Quan.

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top