ClockThứ Sáu, 02/02/2024 16:59

Không gian trưng bày mặt nạ tuồng Huế

TTH.VN - Ngày 2/2, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức khai mạc Không gian trưng bày mặt nạ tuồng Huế.
  Không gian trưng bày mặt nạ tuồng Huế ở Nhà hát Duyệt Thị Đường

Không gian trưng bày mặt nạ tuồng Huế giới thiệu trên 300 sản phẩm kẻ mặt nạ của học viên. Đây là các sản phẩm thuộc Dự án “Phục hồi, truyền dạy và xây dựng không gian trưng bày nghệ thuật kẻ mặt nạ Tuồng Huế - loại hình nghệ thuật Truyền thống đang có nguy cơ thất truyền cao”. Dự án do Quỹ Đổi mới sáng tạo của VinGroup (VinIF) thuộc Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (VNCDLL) tài trợ.  

Bà Lê Mai Phương, Trưởng phòng Nghiên cứu ứng dụng – Nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế thông tin, có 22 mặt nạ nhân vật tiêu biểu trong 300 mặt nạ giới thiệu với công chúng lần này. Hình thức chọn lựa theo tiêu chí: Có mặt nạ trung – nịnh; mặt nạ nam – nữ; mặt nạ kép – tướng và mặt nạ chánh – tà. Không gian trưng bày được đặt trong Nhà hát Duyệt Thị Đường - nơi từng biểu diễn các vở tuồng dành cho vua, hoàng thân quốc thích, các quan đại thần và sứ thần thưởng thức.

Theo nhóm tác giả, tuồng cung đình Huế là loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp, trong đó có đủ thơ, ca, nhạc, hoạ và diễn xuất. Từ chốn cung đình, tuồng cung đình Huế đã lan toả và ít nhiều ảnh hưởng đến sân khấu tuồng cả nước.

Không gian giới thiệu trên 300 sản phẩm mặt nạ kẻ của học viên 

Sau những thăng trầm của lịch sử, tuồng cung đình Huế đã được phục hồi, phát huy nhưng phía trước vẫn còn nhiều trở ngại. Để góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị của di sản văn hoá phi vật thể, đặc biệt là nghệ thuật tuồng Huế, VinIF đã tài trợ để  đào tạo và truyền dạy cho các nghệ sỹ, diễn viên nắm bắt, kế thừa trình tự kỹ thuật và cách thức kẻ mặt nạ tuồng Huế.

Mới đây, dự án “Phục hồi, truyền dạy và xây dựng không gian trưng bày nghệ thuật kẻ mặt nạ tuồng Huế - loại hình nghệ thuật Truyền thống đang có nguy cơ thất truyền cao”  là 1 trong 16 hồ sơ được xét chọn tài trợ của Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup.

Theo bà Lê Mai Phương, Dự án hướng đến việc tổ chức đào tạo và truyền dạy cho nghệ sĩ, diễn viên nắm bắt, kế thừa trình tự kỹ thuật và cách thức kẻ mặt nạ Tuồng Huế, giúp học viên nâng cao kinh nghiệm, tay nghề, bổ sung kiến thức chuyên môn. Không gian trưng bày tại Nhà hát Duyệt Thị Đường vừa là điểm tham quan, vừa là nơi giới thiệu quảng bá nghệ thuật tuồng, đưa tuồng Huế đến gần hơn với công chúng. Đồng thời, tiếp lửa tình yêu nghệ thuật truyền thống cho các thế hệ, góp phần gìn giữ và lan tỏa văn hóa Việt Nam nói chung và nghệ thuật tuồng Huế nói riêng.

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuồng Huế và bảo tồn đa dạng sinh học

Sự kiện nghệ thuật kết hợp với truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học này do lớp học Cầu vồng cảm xúc tổ chức diễn ra chiều 20/10 tại không gian trải nghiệm Hue Lotus (78 Minh Mạng, TP. Huế).

Tuồng Huế và bảo tồn đa dạng sinh học
Nghệ thuật vẽ mặt nạ tuồng

Sự độc đáo của ngôn ngữ mặt nạ cũng chính là một trong những yếu tố cốt lõi làm nên giá trị của nghệ thuật tuồng Huế.

Nghệ thuật vẽ mặt nạ tuồng
Quảng diễn nghệ thuật tuồng Huế

Diễn ra trong tuần lễ Festival Huế 2022, “Ngàn xưa âm vọng” là chương trình quảng diễn độc đáo, giới thiệu, tôn vinh nghệ thuật tuồng Huế. Sự kiện nghệ thuật này sẽ tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, mang đến trải nghiệm thú vị về tuồng cổ cho du khách tham dự Festival Huế.

Quảng diễn nghệ thuật tuồng Huế
Chọn 52 mặt nạ tuồng tiêu biểu làm mẫu chế tác phục vụ Festival Huế và sản phẩm lưu niệm

Ngày 13/4, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài KHCN do Quỹ Phát triển KH&CN tài trợ "Ứng dụng hồ sơ khoa học cấp cơ sở mặt nạ Tuồng Huế vào chế tác mặt nạ Tuồng phục vụ Festival Huế" do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế chủ trì thực hiện.

Chọn 52 mặt nạ tuồng tiêu biểu làm mẫu chế tác phục vụ Festival Huế và sản phẩm lưu niệm

TIN MỚI

Return to top