ClockThứ Tư, 17/01/2024 20:31

“Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại”

TTH.VN - Là chủ đề của Triển lãm do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp cùng Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 tổ chức chiều 17/1 tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội. Tham dự, có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ; lãnh đạo các sở, ngành cùng đông đảo du khách tham quan di tích Huế.
Cắt băng khai mạc triển lãm "Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại”

Lần đầu tiên, hơn 100 tài liệu, hình ảnh tiêu biểu, trong đó có nhiều tài liệu Châu bản, ngự phê của các hoàng đế nhà Nguyễn cùng những dấu ấn, câu chuyện xây dựng Kinh thành Huế được công bố. Đặc biệt, những tài liệu, tư liệu và hình ảnh này được tái hiện chân thực và sinh động qua triển lãm trên chính khu vực Kỳ đài, Thượng thành, Kinh thành Huế để du khách đến với Huế biết thêm những câu chuyện lịch sử, giá trị văn hoá và những thông tin giá trị về một nét xưa thành cũ trên đất cố đô.

Hơn 700 năm qua, Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế đã hòa vào dòng chảy lịch sử của dân tộc. Huế - “cõi đất thơm” - vốn là quà từ sính lễ cầu hôn, dần trở thành thủ phủ của các chúa Nguyễn, là kinh đô của triều đại Tây Sơn và sau đó là kinh đô của triều Nguyễn. 220 năm trước, vua Gia Long đã cho mở rộng đô thành và xây dựng Kinh thành Huế. Công cuộc xây dựng Kinh thành trải gần 30 năm (từ 1805 đến 1832) dưới hai triều vua Gia Long, Minh Mạng.

Triển lãm được tổ chức cố định tại không gian ngoài trời, trục từ cửa Thể Nhơn (cửa Ngăn) - Kỳ đài đến cửa Quảng Đức 

Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, Kinh thành Huế là công trình đồ sộ và quy mô nhất. Nơi đây ghi dấu một thuở vàng son của vương triều Nguyễn cũng như chứng kiến những hưng vong, thành bại của triều đại quân chủ cuối cùng này. Năm 1945, sau sự kiện vua Bảo Đại thoái vị, lịch sử Việt Nam bước sang trang mới, Kinh thành Huế cũng khép lại vai trò là một kinh đô. Sau những thăng trầm của lịch sử và sự biến thiên của thời gian, Kinh thành Huế chịu sự tàn phá, hư hại nên có những công trình đến nay chỉ còn lại dấu tích. Năm 1993, Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.

Hơn 100 Châu bản, tư liệu, hình ảnh về Kinh thành Huế sẽ đưa du khách đến với “dấu ấn Huế xưa”. Hy vọng triển lãm này sẽ góp phần phủi lớp bụi thời gian để chúng ta biết thêm những dấu xưa thành cũ trên đất Cố đô Huế. Với 2 phần: Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế trong dòng lịch sử và Kinh thành Huế - dấu tích một triều đại, triển lãm được tổ chức cố định tại không gian ngoài trời trục từ cửa Thể Nhơn (cửa Ngăn) - Kỳ đài đến cửa Quảng Đức.

 

Tin, ảnh: LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nguồn từ một căn cước văn hóa

Võ Thành Thân là một trong những họa sĩ trẻ, góp phần làm nên công cuộc đổi mới nghệ thuật Việt Nam. Triển lãm cá nhân “Mộng Ảnh” của anh đang diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San (TP. Hồ Chí Minh) từ ngày 30/11 - 15/12/2024 - triển lãm quy tụ 14 bộ tác phẩm sơn dầu, thành quả của hơn ba năm nghiên cứu và sáng tạo miệt mài.

Khởi nguồn từ một căn cước văn hóa
Tầm quan trọng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe tim mạch đa tuyến

Ngày 14/12, Đại hội Tim mạch học toàn quốc lần thứ 19 chính thức khai mạc, thu hút 2.200 đại biểu và hội viên trong, ngoài nước. Với chủ đề “Tim mạch học trong kỷ nguyên mới: Con đường bước ra thế giới", đại hội diễn ra với nhiều hoạt động đến ngày 15/12.

Tầm quan trọng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe tim mạch đa tuyến
Phú Xuân - Gia Định, những dấu ấn lịch sử

Đó là chủ đề của triển lãm được Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, khai mạc sáng 29/11 tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh (số 65 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh).

Phú Xuân - Gia Định, những dấu ấn lịch sử
Return to top