ClockThứ Ba, 19/12/2023 15:20

Làm rõ quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Pháp - Việt trong phong trào Duy Tân

TTH.VN - Nhiều vấn đề liên quan đến các lĩnh vực như kinh tế, lịch sử, văn hóa, dân tộc học, khảo cổ học, ngôn ngữ học... trong Phong trào Duy Tân đã được các chuyên gia bàn luận, trao đổi tại hội thảo quốc tế “Quá trình Duy Tân tại Huế và Trung bộ trong thời kỳ Pháp thuộc” diễn ra tại TP. Huế ngày 19/12.

Kết nối, tìm kiếm tư liệu di sản văn hóa trên đất PhápNhững câu chuyện về HuếQua Pháp tìm hiểu về vua Hàm Nghi

 Các học giả đến từ Pháp trình bày tại hội thảo

Hội thảo do Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp Viện Đông Á thuộc Đại học CNRS Lyon, Viện nghiên cứu châu Á IRASIA thuộc Đại học CNRS-Aix Marseille (Pháp) tổ chức với sự tham gia của đông đảo học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Đầu thế kỷ 20, phong trào Duy Tân được thúc đẩy chủ yếu bởi tầng lớp quý tộc Việt Nam bởi sự nhận thức về những lạc hậu trong xã hội Việt Nam đương thời và mong muốn làm chủ vận mệnh của đất nước, thể hiện qua việc đánh tiếng đòi hỏi thay đổi hướng tới tầng lớp lãnh đạo. Hoạt động phong trào Duy Tân trở nên sôi nổi ở khắp mọi nơi và Trường Đông Kinh Nghĩa Thục được thành lập tại Hà Nội năm 1907 là ví dụ tiêu biểu. 

Thời kỳ này đã tạo tiền đề thay đổi Việt Nam trở thành một đất nước hiện đại, trong đó có Huế và vùng Trung Kỳ. Tư liệu cho thấy ở những thời điểm lịch sử khác nhau, Huế là một thành phố năng động và sáng tạo, đặc biệt là ở cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, do ảnh hưởng từ Minh Trị Duy Tân và Tân Nho giáo. Những nhà duy tân tiêu biểu có thể kể đến như vua Thành Thái, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Lộ Trạch, Đạm Phương,…

Tại hội thảo, các học giả, nhà nghiên cứu đã lần lượt trình bày các nghiên cứu của mình để làm rõ bức tranh quá trình duy tân tại Huế và vùng Trung bộ thời kỳ Pháp thuộc. Trong đó, tập trung vào các vấn đề chính như quá trình tiếp xúc giao lưu văn hóa Pháp - Việt trong lịch sử, di sản Hán Nôm và lưu trữ, giáo dục và đào tạo, văn hóa và nghệ thuật, tư tưởng, tôn giáo và tín ngưỡng.

Những nghiên cứu này góp phần cung cấp thông tin, tư liệu lưu trữ, góp phần đánh giá làm rõ quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Pháp - Việt trong lịch sử. Từ đó, mở ra những nghiên cứu tiếp theo, mang tính chuyên sâu với việc công bố nhiều tài liệu lưu trữ có giá trị, góp phần làm rõ quá trình duy tân ở Huế và vùng Trung bộ trong lịch sử.

 Nhiều tư liệu quý được trưng bày bên lề hội thảo

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho hay, hội thảo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực thực hiện chính sách đổi mới và phát triển.

Hội thảo cũng sẽ mở đầu cho một chuỗi các tọa đàm quốc tế trong thời gian tới về chủ đề Duy Tân và cải cách ở khu vực xung quanh Huế và Trung Bộ, và mối liên hệ với miền Bắc và miền Nam. “Sự giới hạn về vùng miền là với mục đích khuyến khích nghiên cứu chuyên sâu để tìm ra những kiến thức mới. Những đề tài sẽ được thảo luận bao gồm phổ biến những tư tưởng ủng hộ duy tân; các hoạt động giáo dục cho phụ nữ và vai trò của phụ nữ trong xã hội; các sáng kiến trong lĩnh vực giáo dục và dạy nghề, in ấn, xuất bản và báo chí; cách tân, duy tân trong kinh tế, tư tưởng chính trị và tôn giáo; quá trình nghiên cứu và gia trưởng hóa của văn hóa Huế”, PGS. TS Nguyễn Thị Thu Phương chia sẻ.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chính thức mở cửa Học viện WHO tại Pháp:
Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu

Hãng Thông tấn The Jakarta Post ngày 19/12 đưa tin, Học viện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại thành phố Lyon, Pháp vừa chính thức mở cửa. Học viện sẽ góp phần đào tạo lực lượng lao động y tế tốt hơn trên toàn thế giới, thông qua chương trình đào tạo trọn đời mạnh mẽ nhất từng được thiết kế trong lĩnh vực y tế công cộng.

Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu
Tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử:
Cách làm hay ở Kim Long

Đảng ủy phường Kim Long (TP. Huế) đã tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử cách mạng địa phương. Đây là hình thức truyền thông giáo dục sinh động, không chỉ giúp lan tỏa giá trị lịch sử mà còn góp phần nâng cao nhận thức trong các tầng lớp Nhân dân…

Cách làm hay ở Kim Long
Cử tri kỳ vọng về những quyết sách “lịch sử”

Chưa bao giờ một kỳ họp Quốc hội được cử tri, Nhân dân Thừa Thiên Huế mong chờ đến thế. Cũng đúng thôi khi trong chương trình nghị sự tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (Kỳ họp), Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ được Quốc hội xem xét, thảo luận.

Cử tri kỳ vọng về những quyết sách “lịch sử”

TIN MỚI

Return to top