ClockThứ Bảy, 18/07/2020 15:02

Những câu chuyện về Huế

TTH.VN - “Mối tương giao Pháp - Việt: Khơi dòng văn hóa nghệ thuật thế kỷ XIX - XX - XXI” là nội dung buổi tọa đàm do Phân Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia tại Huế tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán ngày 18/7.

Hương khói là nét đẹp văn hóa thiêng liêng cần phải được gìn giữCảm xúc về nơi chốn và sự khác biệt của HuếTín hiệu vui cho sáchẢnh hưởng của Pháp với sự hiện đại hóa của văn hóa Việt Nam

Tại tọa đàm, cuốn sách “Hồi ức về kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX” đã được ra mắt độc giả ở Huế

Với sự tham gia của các diễn giả: dịch giả Lê Đức Quang, nhà nghiên cứu Trần Đình Hằng và TS. Nguyễn Mạnh Hùng, buổi tọa đàm thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, những người yêu văn hóa Huế.

Các diễn giả đã chia sẻ nhiều thông tin thú vị về những câu chuyện Huế từ thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, những cải cách canh tân đất nước thời Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát đến những dấu ấn văn hóa đậm nét được hình thành thời các vua Nguyễn, sự giao thoa Pháp - Việt trong văn hóa, giáo dục…

Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định, những dấu ấn riêng biệt của văn hóa Huế đến nay vẫn còn nguyên giá trị, từ cách giáo dục con cái đến văn hóa ứng xử, cá tính của con người Huế… Những điều khác biệt ấy cần được gìn giữ để văn hóa Huế luôn được bồi đắp, phát huy.

Nhiều ý kiến cũng kêu gọi mọi người cùng tham gia xây dựng “tủ sách Huế” để giới thiệu, quảng bá văn hóa Huế, phát triển văn hóa đọc.

Dịp này, Phân Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia tại Huế giới thiệu đến độc giả cuốn sách “Hồi ức về kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX” của Michel Đức Chaigneau, do dịch giả Lê Đức Quang dịch và chú giải, đã ra mắt trước đó tại Hà Nội. Cuốn sách ghi lại những ký ức về diện mạo của kinh thành Huế xưa và vùng lân cận, với toàn bộ đời sống sinh hoạt từ hoàng cung cho tới làng quê bình thường.

Chương trình cũng tổ chức đấu giá ấn bản Trúc chỉ “Hồi ức về Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX”. Toàn bộ số tiền đấu giá 32 triệu đồng được dùng để ủng hộ cho quỹ Văn hóa Huế.

Tin, ảnh: Minh Hiền

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh
Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế
Return to top