ClockThứ Hai, 20/03/2017 18:22

Lễ hội áo dài Huế 2017 – Nơi gặp gỡ hội họa Huế với áo dài

Lễ hội áo dài Huế 2017 sẽ được tổ chức vào hồi 20h00, ngày 30-4-2017 tại cầu Trường Tiền, là một trong những hoạt động chủ chốt của Festival Nghề truyền thống Huế 2017 (28-4 đến 2-5-2017).

Cuộc gặp gỡ giữa họa sĩ Huế và các NTK.

Áo dài từ lâu luôn gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, đặc biệt ở Huế, trải qua nhiều thời kì, áo dài đã được phụ nữ sử dụng như một trang phục thường xuyên, chính vì thế, áo dài đã vẽ lên vẻ đẹp riêng có cho người con gái Huế.

NKT Duy Đạt

Đối với các kì Festival Huế, lễ hội Áo dài luôn là một trong những điểm nhấn đặc sắc và luôn được công chúng đón nhận, thưởng ngoạn trong sự hào hứng. Lễ hội áo dài đầu tiên được tổ chức tại Huế vào năm 2002 diễn ra tại cầu Trường Tiền, có thể nói, đây là chương trình tôn vinh áo dài được tổ chức đầu tiên của Việt Nam.

Khánh Shyna

Lễ hội áo dài Huế trải qua nhiều kì và mỗi kì đều gắn với nhiều chủ đề: Màu thời gian; dấu xưa; vọng thiên niên; hoa sen trong hội họa; thế giới trong tà áo dài,… và năm nay, sau 15 năm, một lần nữa những tà áo dài thướt tha sẽ trở lại không gian lãng mạn của cầu Trường Tiền với chủ đề “Hội họa Huế trong tà áo dài”.

Hội họa Huế qua một thời gian dài và có rất nhiều tên tuổi không chỉ làm rạng danh cho mảnh đất Huế mà còn góp thành tựu lớn cho mỹ thuật đất nước.

Dòng chảy mỹ thuật Huế đang lưu chuyển, tất cả đều mong muốn thể hiện và tìm kiếm cái độc đáo trong sáng tạo để cống hiến cho mỹ thuật đất nước nói chung và Huế nói riêng. Có thể nói, hội họa Huế là tinh hoa của văn hóa Huế.

Hoa hậu Ngọc Hân

Giá trị văn hóa đặc sắc Huế luôn có sự góp mặt của mỹ thuật Huế, chính vì vậy, sự kết hợp của áo dài với những tác phẩm hội họa, không chỉ mang lại giá trị vật chất cho cuộc sống mà con mang giá trị tinh thần vô giá, biểu đạt được giá trị thẩm mỹ của một trang phục bao đời đã thấm sâu vào tâm hồn người phụ nữ Việt Nam

Chủ đề Hội Họa trong tà áo Dài thực sự là cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa của áo dài và hội họa Huế. Người xem có thể nhìn ngắm tranh của các họa sỹ trên áo dài của các NT.

Có thể nhận thấy, với tình cảm và sự trân trọng các tác phẩm hội họa, NTK đã dành nhiều công sức cho bộ sưu tập áo dài lần này, họ đã chọn kỹ thuật gia công cầu kỳ và các chất liệu truyền thống, cao cấp và độc đáo để thể hiện các tác phẩm hội họa.

Nhà thiết kế Xuân Hảo

NTK Minh Hạnh với vợ họa sĩ Bửu Chỉ

Các họa sỹ rất ủng hộ và cam kết cùng đồng hành với các NTK để thực hiện được những bộ sưu tập áo dài độc đáo. Những tác phẩm hội họa được sáng tạo và trưng bày thông qua chất liệu, vật liệu cụ thể nhưng bản thân chúng đồng thời là văn hóa, tinh thần của thời đại, khi nó có giá trị đi vào lịch sử mỹ thuật sẽ trở thành di sản văn hóa vật thể.

Với lực lượng đông đảo của các thế hệ họa sỹ tài năng ở Huế, thì chương trình lần này là bước khời đầu cho những chương trình kết hợp nhằm giới thiệu vẻ đẹp của hội họa Huế trên tà áo dài truyền thống trong những lần sau.

Theo ANTĐ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top