ClockThứ Sáu, 28/01/2022 21:03

Lễ hội Xuân 2022: Hơi thở truyền thống trên phố phường hiện đại

TTH.VN - Từ ngày 29/1 đến 5/2, TP. Huế tổ chức lễ hội xuân Nhâm Dần 2022 với chủ đề: “Huế - Khát vọng mùa xuân”, được thiết kế lấy cảm hứng từ văn hóa truyền thống kết hợp với nghệ thuật đương đại, mang đến hơi thở mới cho thành phố trong dịp tết cổ truyền.

Sắc màu lễ hội đầu xuânKhai mạc Hội Xuân 2020Tưng bừng đầu xuân với hội vật làng Thủ Lễ

Cổng chào lấy cảm hứng từ tuồng Huế

Lễ hội Xuân Nhâm Dần 2022 được tổ chức tại công viên Lý Tự Trọng trên trục đường Lê Lợi, kéo dài từ khu vực đầu cầu Phú Xuân đến Bia Quốc Học. Để tạo nên hương sắc cho lễ hội xuân năm nay, Trung tâm Công viên Cây xanh Huế hợp tác với Công ty CP Sao Tháng Tám Việt Nam (AGS), đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm thiết kế và thi công đường hoa Nguyễn Huệ ở TP. Hồ Chí Minh, thiết kế và thực hiện trang trí lễ hội năm nay.
 
Các khu trưng bày được phân tách thành bốn khu vực khác biệt trên trục đường Lê Lợi, gồm: Bia Quốc Học, hòn non bộ, đài phun nước và đầu cầu Phú Xuân. Tô điểm cho tuyến đường trải dài 550m là 10 cụm trang trí điểm nhấn với hơn 45.000 chậu hoa kiểng quy tụ từ khắp mọi miền Tổ quốc. Các loài hoa tươi mới và không gian trang trí bắt mắt mang đến cho người dân và du khách không gian trải nghiệm, thưởng ngoạn vui tươi, ấm áp trong dịp đầu xuân.

Ông Trần Minh Hiếu, Giám đốc AGS cho biết, điểm khác biệt trong thiết kế lễ hội xuân tại Huế so với các công trình AGS từng thực hiện chính là sự giao thoa giữa nét cổ truyền và hiện đại - điểm nhấn trong thiết kế. Với xứ Huế đậm văn hóa truyền thống, chúng tôi sử dụng chất liệu văn hóa đặc trưng làm linh hồn cho thiết kế, từ màu sắc, kiến trúc, họa tiết cung đình, nghệ thuật trình diễn đến ẩm thực. Các hình ảnh mang tính biểu tượng, như: Hệ màu ngũ sắc đặc trưng của Huế, chùa Thiên Mụ, điện Thái Hòa, nghệ thuật tuồng, hoa giấy Thanh Tiên... trở thành nguồn cảm hứng để tạo dựng những điểm nhấn trang trí.

Sắc màu tại không gian lễ hội xuân

Không gian lễ hội xuân còn được trang trí bởi loại hình nghệ thuật đương đại, nghệ thuật sắp đặt và cách điệu để tạo nên các chi tiết mới mẻ, phù hợp với không khí tươi vui trước thềm năm mới. Sự hòa quyện giữa truyền thống và hiện đại, cái mới và cái cũ đan xen, tạo thành một thể thống nhất khơi dậy xúc cảm quen thuộc, thân thương trong mỗi người khi đến đây tham quan.

“Sự xuất hiện của yếu tố văn hóa truyền thống phản ánh giá trị nhân văn sâu sắc. Các thông điệp được gửi gắm trong từng chi tiết gợi nhắc người dân nhớ đến văn hóa Huế, một nét đẹp được làm giàu bởi các dòng văn hóa đa dạng, sự hòa hợp giữa nét cổ truyền và hiện đại không đâu có được”, ông Trần Minh Hiếu nhấn mạnh.

Tiêu biểu là hình ảnh cổng chào tại khu vực Bia Quốc Học được lấy cảm hứng từ mũ tuồng cổ của Huế, màu sắc được phối theo hệ màu trong hệ ngũ sắc. Một điểm độc đáo là linh vật hổ không chỉ thể hiện đây là loài vật biểu trưng cho năm 2022 mà còn gợi nhắc đến giống hổ oai phong trong các bức họa dân gian Việt.

Hổ không chỉ xuất hiện tại cổng chào mà còn được dựng thành hình khối đặt tại hai khu vực đài phun nước và đầu cầu Phú Xuân. Gia đình hổ bằng chất liệu xơ dừa được bài trí tại đài phun nước cũng tượng trưng cho hình ảnh gia đình đoàn tụ, gửi gắm mong muốn sum vầy của người dân trong mỗi dịp tết đến xuân về. Loài hổ tại đầu cầu Phú Xuân lại mang phong cách đồ họa hiện đại với chi tiết độc đáo, bắt mắt, mang đến không khí vui tươi cho ngày tết.

Hình ảnh sum vầy của gia đình hổ

Bên cạnh các chi tiết dân gian hay các công trình kiến trúc cổ, ẩm thực - nét văn hóa gần gũi nhất với đời sống người dân Huế cũng trở thành nguồn cảm hứng thiết kế với những hình ảnh về bánh in ngũ sắc, bánh pháp lam, bánh phu thê, bánh tét, câu đối đỏ, cành mai cùng thức trà của người Huế…

Tham quan không gian lễ hội xuân, ông Đoàn Văn Toản, người dân TP. Huế, chia sẻ: “Vẫn vui tươi, rực rỡ sắc màu như mọi năm nhưng không gian lễ hội xuân năm nay được trang trí khá lạ mắt, đặc biệt là việc sử dụng các họa tiết cung đình, trang trí hình ảnh của bánh trái ngày tết là điểm nhấn thú vị, gợi nhắc nét văn hóa truyền thống của ngày tết cổ truyền cũng như văn hóa đặc trưng của Cố đô Huế”.

Không gian lễ hội xuân còn được Công ty AGS áp dụng công nghệ số hóa với bản đồ VR tour. Với ứng dụng công nghệ này, người dân không trực tiếp thưởng ngoạn vẫn có thể chiêm ngưỡng rõ nét các điểm nhấn của lễ hội xuân từ góc nhìn 360 độ bằng cách nhấp chuột vào từng địa điểm tham quan. Ứng với mỗi địa điểm, sẽ có thuyết minh để người dân thấu hiểu ý nghĩa thiết kế và các chất liệu văn hóa, lịch sử được truyền tải.

Công ty CP Sao Tháng Tám Việt Nam (AGS Landscape) được thành lập vào năm 2009, hoạt động chính trong các lĩnh vực: Thiết kế cảnh quan & trang trí lễ hội. Mỗi sản phẩm của AGS luôn tuân thủ ba yếu tố: Nghệ thuật đỉnh cao, chất lượng vàng và sự mong đợi của Nhân dân. Ngoài ra, AGS còn mở rộng kinh doanh các lĩnh vực như tổ chức sự kiện, thiết kế đồ họa và ứng dụng giải pháp công nghệ.

Trong 12 năm phát triển, AGS tự hào mang đến những công trình Landscape (cảnh quan) tuyệt tác với tính nghệ thuật và tính ứng dụng cao. AGS nổi danh với nhiều dự án thành công: 5 năm liên tiếp chiến thắng trong cuộc thi lựa chọn đơn vị thiết kế và thi công đường hoa Nguyễn Huệ từ 2017-2021, thiết kế đường hoa Đà Nẵng, lễ hội hoa lan Tao Đàn TP. HCM, thiết kế Trung tâm Văn hóa Bamiyan – Afghanistan, giải nhất cuộc thi Thiết kế biểu tượng thành phố Long Xuyên - Cột đèn bốn ngọn cùng nhiều công trình thiết kế quan trọng khác.

Mọi thông tin chi tiết, xin liên hệ:

Công ty CP Sao Tháng Tám Việt Nam (AGS)

Địa chỉ: Tầng 5, số 14 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

SĐT: 0941449865. Website: https://agsevent.vn/. Email: info@ags.vn

Bài, ảnhMinh Hiền

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội qua các thời kỳ

Ngày 18/12, UBND tỉnh tổ chức lễ gặp mặt cán bộ cao cấp Quân đội qua các thời kỳ nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/2024). Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội qua các thời kỳ
Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh (15/12/1964 - 15/12/2024)
Tự hào truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển

Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xứng đáng với niềm tin của Nhân dân.

Tự hào truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển
Phát huy truyền thống vẻ vang 60 năm Bộ đội Biên phòng

Ngày 12/12, UBND tỉnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh (15/12/1964 - 15/12/2024). Đến dự có Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiện, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; các ông: Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Phát huy truyền thống vẻ vang 60 năm Bộ đội Biên phòng

TIN MỚI

Return to top