ClockThứ Sáu, 27/04/2018 12:06

Lê Minh Phong và cuộc chơi “Nối tiếp”

TTH.VN - Đã rất lâu rồi nhà văn, họa sĩ trẻ Lê Minh Phong mới trở lại “họa đàn” với triển lãm cá nhân mà anh gọi đó là cuộc chơi “Nối tiếp”. Vẫn luôn như thế, dáng dấp ẩn mình, sâu thẳm, bí ẩn… Lê Minh Phong khiến cho người yêu tranh của anh một điều gì đó tò mò, háo hức.

Nhà văn, họa sĩ trẻ Lê Minh Phong bên góc nhỏ của mình. Ảnh: P.M

Lê Minh Phong đã tự vấn bản thân: “Điều gì đó đã xui khiến tôi thực hành nghệ thuật?” Và anh đã tự giải đáp cho chính bản thân mình rằng, luôn đi tìm câu trả lời cho nghi vấn đó. “Có những câu trả lời đã xuất hiện trong quá trình tôi tìm kiếm nhưng tôi hồ nghi hết thảy những câu trả lời ấy. Thực hành nghệ thuật là một con đường dài, đôi khi ý nghĩa của nó không nằm ở cái đích cuối cùng mà nằm ở trong cách chủ thể thực hành thụ cảm những cảm xúc khác nhau trên con đường thăm thẳm đó. Tôi nghĩ rằng người thực hành nghệ thuật như một kẻ lữ hành, kẻ lữ hành ấy sẽ mang vác hết mọi vết thương ở đời và ra đi với cuộc lữ vô biên, ra đi hồ như không có ngày trở lại”, chàng họa sĩ trẻ lãng tử tâm niệm.

Không dừng ở đó, nghệ thuật trong Lê Minh Phong là một cuộc thử nghiệm, tìm kiếm. Anh luôn cố gắng thực hành nhiều series khác nhau, mỗi series có những tín hiệu ngôn ngữ riêng của chúng. Ngầm ẩn sau những hình thể ấy là những yếu tố nối tiếp nhau của cả một quá trình. Có những series Phong muốn gọi tên thế giới bên trong mình bằng việc cho các biểu tượng va đập với nhau để tạo sinh nghĩa, nhưng cũng có những series anh cố gắng mô phỏng những hình thể bên ngoài mà tự thân anh nhìn thấy cộng với những khơi gợi của những hình ảnh đến từ giấc mơ. “Bằng cách ấy tôi song trùng nói được những tiếng nói bên trong và bên ngoài mình – Phong diễn giải - Một lần nữa tôi muốn nói rằng tôi luôn tin vào sự vẫy gọi của những giấc mơ”.

Tùy vào những không/ thời lưu trú khác nhau mà người thực hành nghệ thuật có cách để nói lên tiếng nói của mình. Thế giới hôm nay, mảnh đất mà Phong đang lưu trú, ngày càng khoét sâu vào tôi những vết thương lớn. Có những vết thương hữu hình và cả những vết thương vô hình. Nhưng, những vết thương vô hình luôn khủng khiếp hơn những vết thương có thể nhìn thấy. Và đi giữa cuộc chơi nghệ thuật, anh luôn nỗ lực để chạm được vào đáy của mọi vết thương. Nhưng đó không phải là điều dễ dàng. Vì thế, truy vấn về thân phận là sự nhất quán trong nghệ thuật của Phong.

Tác phẩm "Ca nhi đêm" được vẽ bằng chất liệu sơn dầu trên bố được trưng bày tại triển lãm "Nối tiếp". Ảnh: P.M

Đến với hội họa bằng con đường tự học, trong quá trình thực hành Phong gặp muôn vàn khó khăn, nhưng không vì thế mà nản chí. Ngược lại, chàng họa sẽ quê Hà Tĩnh luôn tin vào sự bền bỉ của mình. Con đường tìm kiếm cứ thế mà rộng, xa, dài ra. Với Phong, dường như màu sắc và sự cộng hưởng của chúng là không có biên giới. Ngày nay, khi lịch sử hội họa đã quá mức giàu có thì việc tìm ra cho mình một thế giới riêng biệt, độc nhất dường là điều bất khả đối với bất cứ ai. Nhưng hội họa không phải vì thế mà dừng lại, mỗi thời đại luôn có tâm thức đại diện cho thời đại ấy; người thực hành nghệ thuật sẽ biến tâm thức của thời đại mình, thứ vô hình thành hữu hình trong nhãn quan liên văn bản.

Ở triển lãm với tên gọi “Nối tiếp” lần này chính là quá trình “diễn giải” mà anh đã thực hành với các series khác nhau. Đó là sự nối tiếp cả về bút pháp lẫn tư tưởng. Với 26 tác phẩm có trong triển lãm gửi đến người xem lần này, họa sĩ Lê Minh Phong khát vọng chạm được vào tâm thức con người hiện đại, một kiểu dạng tâm thức dường như đứng ngoài mọi diễn giải của ngôn ngữ hiện tại.

Triển lãm với tên gọi “Nối tiếp” diễn ra từ ngày 28/4 đến 18/5 tại Trung tâm văn hóa Pháp tại Huế (số 1 đường Lê Hồng Phong, TP. Huế). Đây là triển lãm cá nhân lần thứ 2 được anh trình làng với 26 tác phẩm bằng chất liệu sơn dầu và acrylic trên bố với chủ đề ý niệm. Nhà văn, họa sĩ Lê Minh Phong (33 tuổi, tốt nghiệp sư phạm Văn, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế), hiện đang là Biên tập viên Tạp chí Sông Hương. Con đường đến với hội họa của anh một cách ngẫu hứng, hồn nhiên, nhưng luôn chất chứa nỗi niềm sâu sắc, kèm theo đó là nét bút phóng khoáng, tự do.

NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
Nguyen Van He’s Art Barracks – nơi tác phẩm được tạo bởi tàn tích chiến tranh

Nguyen Van He’s Art Barracks vừa là không gian sáng tác, vừa là tổ ấm của gia đình nghệ sĩ sinh hoạt hàng ngày. Cũng chính nơi này, nghệ sĩ Nguyễn Văn Hè – chủ nhân của không gian đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm nghệ thuật trên nền chất liệu do anh sưu tập được từ tàn tích của chiến tranh.

Nguyen Van He’s Art Barracks – nơi tác phẩm được tạo bởi tàn tích chiến tranh
Triển lãm dầu khí quốc tế tập trung vào AI và chuyển đổi năng lượng bền vững

Hội nghị và Triển lãm Dầu khí quốc tế Abu Dhabi (ADIPEC) 2024, một sự kiện hàng đầu của ngành dầu khí đang được tổ chức từ ngày 4 - 7/11 tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Năm nay, ADIPEC nêu bật các chủ đề về trí tuệ nhân tạo (AI) và quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

Triển lãm dầu khí quốc tế tập trung vào AI và chuyển đổi năng lượng bền vững
Có “Một mùa thu chưa xa” rất riêng của Trần Vĩnh Thịnh

Họa sĩ xứ Huế - Trần Vĩnh Thịnh đã đưa triển lãm “Một mùa thu chưa xa” của mình đến với công chúng yêu nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh. Triển lãm khai mạc chiều 3/11 tại không gian Maii Art Space (72/7 Trần Quốc Toản, quận 3, TP. Hồ Chí Minh).

Có “Một mùa thu chưa xa” rất riêng của Trần Vĩnh Thịnh

TIN MỚI

Tường thuật xổ số miền bắc siêu nhanh
Return to top