ClockThứ Tư, 16/03/2022 10:31

Lễ tế Xã Tắc: Thành kính và nhân văn

TTH.VN - Sáng 16/3 (nhằm ngày 14 tháng 2 năm Nhâm Dần), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ tế Xã Tắc tại đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP. Huế), nhằm cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, Nhân dân no ấm.

Lễ Ban sóc qua mấy bài thơ của vua NguyễnTái hiện Lễ Ban Sóc triều NguyễnTái hiện và bổ sungTrang nghiêm lễ tế GiaoThành kính, trang nghiêm và đậm nét nhân văn

Lãnh đạo tỉnh tham dự Lễ tế Xã Tắc

Lễ tế có sự tham dự của các ông: Lê Trường Lưu, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Nam Tiến, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh.

Được ấn định tổ chức hàng năm, Lễ tế Xã Tắc diễn ra trang trọng, thành kính với đầy đủ các nghi lễ: Lễ Quán tẩy (rửa tay tẩy trần), lễ Thượng hương (dâng hương), lễ Nghinh thần (rước thần đến dự), lễ Điện Ngọc bạch (dâng ngọc trắng), lễ Truyền chúc (đọc chúc văn), lễ Hiến tước (dâng rượu)... Vật phẩm dâng tế có đủ tam sinh, ngọc lụa, gạo, hoa quả…

Vào thời nhà Nguyễn, Lễ tế Xã Tắc là một trong những nghi lễ cung đình quan trọng xếp vào hàng “đại tự”, thể hiện khát vọng hòa hợp, chung sống với thiên nhiên. Lễ tế đề cao những giá trị nhân văn, phù hợp với đạo lý của dân tộc Việt Nam.

Được tổ chức tái hiện lần đầu tiên vào năm 2008, từ đó đến nay, Lễ tế Xã Tắc được tổ chức hàng năm, trở thành một nét văn hóa truyền thống độc đáo, mang đậm tính nhân văn của Thừa Thiên Huế.

Sau các nghi lễ, đông đảo người dân đến dâng hương tại đàn Xã Tắc để cầu nguyện quốc thái dân an, mưa gió thuận hòa, cuộc sống hạnh phúc, ấm no...

Đàn Xã Tắc được xây dựng năm 1806 dưới thời vua Gia Long, là một trong những di tích cung đình đặc biệt quan trọng của Cố đô Huế. Dưới thời nhà Nguyễn, đàn Xã Tắc được xếp cùng hàng với đàn Nam Giao và Ngũ miếu trong Hoàng thành, một trong những “Miếu Đàn” trọng yếu của triều đình và hoàng gia.

Một số hình ảnh tại Lễ tế Xã Tắc diễn ra rạng sáng 16/3:

Được tổ chức hàng năm, Lễ tế Xã Tắc trở thành một nét văn hóa truyền thống độc đáo của Thừa Thiên Huế

Lễ tế được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chuẩn bị chu đáo, trang trọng

Dâng trà

Đội nhạc biểu diễn tại lễ tế 

Lễ tế Xã Tắc thể hiện tính nhân văn, đáp ứng mong muốn của người dân cầu mong cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Tin, ảnh: Minh Hiền - Bảo Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

Ngày 6/12, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc và Công ty TNHH SMC Huế tổ chức Diễn đàn quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng nhiều đại biểu đến từ các sở ngành, tổ chức trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số
Nhân lên giá trị nhân văn từ Hội sách Hà Nội

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10), Hội sách Hà Nội lần thứ chín với chủ đề “Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” vừa khép lại.

Nhân lên giá trị nhân văn từ Hội sách Hà Nội
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đoạt giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024

Ngày 5/10, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam và Tạp chí điện tử VietTimes tổ chức Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards 2024. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế vinh dự được vinh danh tại hạng mục Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chuyển đổi số (CĐS) xuất sắc với giải pháp “Ứng dụng công nghệ số bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô Huế”.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đoạt giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024
Khởi động chương trình Giáo dục di sản

Tô màu di sản và trò chơi trí nhớ nghệ thuật Huế với họa tiết truyền thống Việt Nam của triều Nguyễn là các hoạt động trong khuôn khổ chương trình “Giáo dục di sản” năm 2024 do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và tổ chức GEKE (Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức) hợp tác triển khai. Chương trình được tổ chức tại điện Phụng Tiên, Đại Nội Huế và miễn phí toàn bộ đối với trẻ em.

Khởi động chương trình Giáo dục di sản
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

TIN MỚI

Return to top