ClockChủ Nhật, 15/08/2021 21:03

Logo về ẩm thực quảng bá văn hóa Huế

Tổ chức cuộc thi sáng tác logo “Huế - Kinh đô ẩm thực”

Một cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) với chủ đề “Huế - Kinh đô ẩm thực Việt Nam” do Sở Du lịch phát động, dự kiến bắt đầu từ tháng 8 lịch sử này một lần nữa gợi mở về câu chuyện ẩm thực xứ Huế. Đề thi mở, nhưng rất khó vì đó là ẩm thực Huế và mới hay tin, tôi đã nghĩ đến hình ảnh tô cơm hến dân dã bên cạnh món ăn nem công chả phượng cung đình cầu kỳ, tô bún bò đặt cạnh mâm bánh nậm lọc, rồi cả món ruốc sả mà trong những ngày qua xuất hiện dày đặc trên các mạng truyền thông, là món quà yêu thương mà xứ Huế gửi vào miền Nam. Cạnh bên món ăn mặn là các món chay mà người ta thống kê ở Huế có tới trên 100 món. Đa dạng và phong phú đến bất ngờ, rồi đối nghịch cũng đến vô cùng là những cảm nhận đầu tiên về món ăn Huế.

Sự xuất hiện của ẩm thực cung đình mà nem công chả phượng là một tiêu biểu cho thấy vị thế kinh đô một thời của Huế in dấu trong ẩm thực. Trong khi đó, tô cơm hến là sự khác biệt. Đây là món ăn chẳng nơi nào có được, bởi Huế có cồn Hến nổi lên giữa dòng sông Hương, ở đó có loài hến thịt ngọt, sống bám vào bên các mép đất, là nguyên liệu chính cho đặc sản này. Chỉ là món ăn bình dân, giá rẻ đến bất ngờ, cơm hến lại đem đến những khám phá thú vị khi góp mặt là bao thứ thực phẩm: cơm trắng để nguội, khế chua (xoài chua), rau thơm, dọc mùng, bắp chuối thái chỉ, nước mắm, tiêu, tóp mỡ, da heo phơi khô chiên phồng, mắm ruốc sống, đậu phộng rang vàng nguyên hạt, ớt bột tao dầu... Rồi hến ngâm nước gạo để thải hết bùn đất, rửa sạch, đem luộc cho đến khi mở vỏ.

Người ta nói đến yếu tố văn hóa Huế là hội tụ, chịu nhiều ảnh hưởng của những luồng văn hoá đa dạng đến từ nhiều cộng đồng dân cư (Việt, Chăm…); đặc thù lịch sử, nhất là từ khi Huế là kinh đô nên miếng ăn, thức uống theo lệ “phú quý sinh lễ nghĩa” ảnh hưởng lớn đến ẩm thực Huế. Tôi cũng đã nghĩ đến yếu tố địa hình và thổ nhưỡng. Huế nói chung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều nắng, nhiều mưa; địa hình có đồng bằng, biển, đầm phá, đồi núi thấp. Khí hậu Huế khắc nghiệt, đất đai ít màu mỡ, nhưng có những vùng đất nhờ vào thời tiết khắc nghiệt lại tạo ra những thực phẩm đa dạng mà trong đó, có “lắm cái ngon lừng danh” kia.

Nêu lên vài cảm nhận về ẩm thực Huế là bởi mục đích cuộc thi mà tôi biết có mong muốn xây dựng và hoàn thiện bộ nhận diện, thuộc đề án “Huế - Kinh đô ẩm thực Việt Nam”; giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá các giá trị tinh hoa văn hóa ẩm thực Huế đến du khách trong và ngoài nước một cách chuyên nghiệp, ấn tượng, hấp dẫn; góp phần kích cầu và xúc tiến du lịch. Cuộc thi cũng đặt ra yêu cầu đặt ra là logo phải thể hiện được nét đặc trưng của món Huế, văn hóa ẩm thực Huế; thể hiện hình ảnh gắn liền với địa danh Kinh đô Huế; và kèm thêm chữ “Huế - Kinh đô ẩm thực Việt Nam”.

Rõ ràng, không dễ để có ngay một logo hoàn chỉnh với những đòi hỏi rất cao trong thời gian 4 tháng với chủ đề “Huế - Kinh đô ẩm thực Việt Nam”. Vậy nhưng thiết nghĩ, thi sáng tác để tìm ra logo “Huế - Kinh đô ẩm thực Việt Nam” cũng là cách góp phần quảng bá văn hóa Huế.

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao giải 3 cuộc thi về lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế

Ngày 17/12, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức tổng kết, trao giải 3 cuộc thi: Sáng tác ca khúc về truyền thống, sáng tác logo truyền thống Lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh và cuộc thi viết “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân” tỉnh lần thứ 3, năm 2024; đồng thời, công bố phim tài liệu về lịch sử truyền thống LLVT tỉnh.

Trao giải 3 cuộc thi về lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế
Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương

Những phiên chợ vùng cao tại Thừa Thiên Huế đang dần khẳng định vị trí đặc biệt trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là nơi để bà con trao đổi hàng hóa, góp phần quảng bá sản phẩm địa phương, đồng thời phát triển du lịch và tạo động lực nâng cao đời sống kinh tế - xã hội.

Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương
Thêm một công trình khẳng định giá trị văn hóa Huế

Tuần qua, nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 và trước thời điểm Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, báo chí đã thông tin nhiều sự kiện tôn vinh các giá trị di sản văn hóa Huế, trong đó có buổi ra mắt cuốn sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) – một góc nhìn” (100 năm văn học Huế) tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao 23-25 Lê Lợi – ngôi biệt thự đẹp nhất bên sông Hương có từ trước 1945.

Thêm một công trình khẳng định giá trị văn hóa Huế
Gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống gia đình

Nhờ những biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình được triển khai đồng bộ và tích cực, số vụ bạo lực ngày càng giảm. Việc hỗ trợ các nạn nhân bị bạo lực gia đình được tiến hành kịp thời.

Gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống gia đình

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top