ClockThứ Năm, 17/03/2016 06:52

Mơ về một con đường sách

TTH - Người Hà Nội khai trương phố sách ở phố Lê Thạch để đón chào năm mới Bính Thân 2016. Ở phía nam, người Sài Gòn còn đi trước khi cách đó 1 tháng đã mở đường sách Nguyễn Văn Bình ở ngay trung tâm thành phố.

Không chỉ dừng lại ở hoạt động vui Tết đón Xuân, Sài Thành còn định làm luôn đường sách cố định, nghĩa là sẽ hoạt động quanh năm. Cạnh Huế, người Đà Nẵng hình như không muốn tụt lại ở đằng sau nên cũng ngay lập tức có đề án với tham vọng không lâu nữa, thành phố này trở thành địa phương thứ 3 trong cả nước, sau Hà Nội và Sài Gòn, có đường phố sách.

Hiểu nôm na theo kiểu truyền thống thì đường sách là nơi bán sách. Bởi nó tập hợp nhiều hiệu sách, quầy sách ở một không gian rộng lớn hơn nên thành đường. Ý tưởng về con đường sách mới ra đời ở Sài Gòn không dừng lại ở đó. Nó được thiết kế để trở thành không chỉ là nơi bán sách mà còn là nơi giao lưu và gặp gỡ, nơi tổ chức các chương trình văn hóa văn nghệ. Những hoạt động giao lưu được mở ra ở đường sách Lê Thạch của thủ đô dịp Tết Bính Thân đầy ắp các sự kiện: Biểu diễn thư pháp Việt, hướng dẫn cách pha trà và thưởng trà, đọc sách, tô màu sách lịch sử, vẽ tranh thiếu nhi, chương trình thơ xuân, biểu diễn nghệ thuật gấp giấy origami và đặc biệt là đêm nhạc valentine.

Ở Huế có đường Nguyễn Trường Tộ. So với tiêu chí mới đây ở Hà Nội hay Sài Gòn, chắc chắn đó không phải là con đường sách đúng nghĩa. Thế nhưng, khi bàn đến một con đường sách cho Huế chẳng hạn, không ít người đã nghĩ đến Nguyễn Trường Tộ. Đó là đường có bán nhiều sách mặc dù chỉ là nhưng quầy sách vỉa hè kiểu như của o Trúc trong bộ phim dài nhiều tập “Bỗng dưng muốn khóc”. Ở đó, rất nhiều người đã gặp nhau trong buổi chiều tà khi cùng chung ý tưởng tìm kiếm hay sưu tập một vài cuốn sách cũ bổ sung cho tủ sách gia đình. Đường phố thoáng rộng lại nằm ở một vị trí nếu như có nhiều người đi bộ qua lại thì cũng không quá ảnh hưởng đến nỗi làm ách tắc giao thông phố thị. Đường Nguyễn Trường Tộ có dãy nhà tập thể, nơi có “gác nhỏ” nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thời ở Huế. Đó cũng là một trong những nơi tập trung nhiều quán cà phê nhất của Huế. Không chỉ có đường Nguyễn Trường Tộ, ở Huế có những con đường cũng có thể trở thành đường sách, như Nguyễn Đình Chiểu nơi bờ nam sông Hương hay một vài tuyến đường nằm trong Đại Nội.

Bỏ qua những đường sách mở ra vào các dịp lễ, tết với trống giong cờ mở, khách nườm nượp vào ra vài ngày rồi kết thúc. Một đường sách cố định được nhiều người liên tưởng đến hình ảnh con phố ẩm thực. Khác biệt là nó bày bán những món ăn tinh thần chứ không phải các thức ăn để khoái khẩu. Không chỉ bán sách, đây còn là nơi trao đổi sách của những người sưu tầm, nghiên cứu; hoặc mua bán sách cũ với giá hợp lý để cho mỗi quyển sách có giá trị đến đúng nơi mà người ta cần. Đường sách còn có thể bày bán các tác phẩm ảnh nghệ thuật, hàng lưu niệm… Trong khuôn viên của đường sách, vào những dịp lễ hội đặc biệt, có thể tổ chức cho công chúng yêu sách giao lưu, tiếp xúc trực tiếp với các tác giả mà họ từng đọc, từng yêu mến. Với chức năng đó, đường sách hứa hẹn sẽ là một điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách. Đó cũng là điều để có thể mơ tưởng về một con đường sách đúng nghĩa ra đời ở Huế.

Đan Duy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử:
Cách làm hay ở Kim Long

Đảng ủy phường Kim Long (TP. Huế) đã tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử cách mạng địa phương. Đây là hình thức truyền thông giáo dục sinh động, không chỉ giúp lan tỏa giá trị lịch sử mà còn góp phần nâng cao nhận thức trong các tầng lớp Nhân dân…

Cách làm hay ở Kim Long
Giữ nghề gắn với phát triển du lịch ở bản Dỗi

Tại bản Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông có một người đặc biệt luôn lặng lẽ, tận tụy giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của đồng bào Cơ Tu. Đó là ông Pơloong Chướch, một nghệ nhân cao tuổi đã dành cả cuộc đời để gắn bó với nghề đan lát.

Giữ nghề gắn với phát triển du lịch ở bản Dỗi
Xứng đáng với truyền thống hào hùng

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân về truyền thống đoàn kết dân tộc, đoàn kết quân - dân và truyền thống tốt đẹp của BĐBP tỉnh trong sự nghiệp xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển.

Xứng đáng với truyền thống hào hùng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top