ClockChủ Nhật, 12/07/2020 15:20

Mới lạ và ngấm sâu

TTH - Nếu phía bắc sông Hương gắn với kinh thành Huế là biểu tượng cho văn hóa truyền thống thì không gian văn hóa ở phía bên này con sông huyền thoại lại gắn liền những dấu ấn văn hóa Pháp.

“Khơi nguồn văn hóa nghệ thuật thế kỷ XIX – XX – XXI”Về Huế tìm di sản ký ức của chaThi ảnh online “Áo dài với di sản văn hóa Huế”

Là một cựu giáo viên tiếng Pháp, ông Thân Trọng Ninh tự nhận  may mắn được học và tiếp xúc với văn hóa Pháp ngay từ lúc 6 tuổi. Sinh thời, ông Ninh tâm sự, “những ai từng là học sinh Trường Khải Định, giai đoạn 1937 - 1945, nay là Trường THPT chuyên Quốc Học Huế sẽ không thể nào quên những buổi cùng nhau đọc các ấn phẩm văn hóa Pháp. Nó mở ra cánh cửa mới và rộng lớn, giúp chúng tôi tiếp xúc với nền văn hóa phương Tây đầy mới lạ. Cùng với văn hóa Huế nói riêng và văn hóa Việt nói chung, dòng chảy văn hóa Pháp đã ngấm sâu trong con người tôi”.

Nếu phía bắc sông Hương gắn với kinh thành Huế là biểu tượng cho văn hóa truyền thống thì không gian văn hóa ở phía bên này con sông huyền thoại lại gắn liền những dấu ấn văn hóa Pháp. Cùng với sự xuất hiện của người Pháp là sự ra đời của một quần thểcác công trình kiến trúc Tây phương, vừa cổ điển lại vừa tân thời, từ khu nhà cổ của Bệnh viện Trung ương Huế còn đến bây giờ cho đến Ga Huế, Trường THPT chuyên Quốc Học… Không hềcó sự tương phản, các công trình kiến trúc mang dấu ấn văn hóa Pháp đó đã mang lại sự đa dạng cho văn hóa Huế, một sự hài hòa giữa phương Tây và phương Đông, giữa cổ xưa và hiện đại.

Tôi đã nhớ đến ông Thân Trọng Ninh và không gian văn hóa nơi bờ nam sông Hương mới lạ và gần gũi kia khi chứng kiến lễ khánh thành công trình cải tạo trụ sở Viện Pháp ở Huếcùng những hoạt động chào mừng. Viện Pháp tại Việt Nam có 4 chi nhánh và Huế tự hào là một trong số đó. Hình thành từ năm 2004, từ nhiều năm nay, đây là địa điểm quen thuộc đối với công chung yêu mến ngôn ngữ và văn hóa Pháp. Đây cũng là một trong những đối tác đóng góp tích cực vào các hoạt động giao lưu ngôn ngữ, văn hóa và nghệ thuật của thành phố Huế.

Buổi tọa đàm do Viện Pháp và Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế tổchức với chủ đề“Ảnh hưởng của Pháp với sự hiện đại hóa của văn hóa Việt Nam” được xem là điểm nhấn tại lễ khánh thành. Với sự tham gia của các diễn giả nổi tiếng, buổi tọa đàm đặt ra nhiều vấn đềđáng suy nghĩ. Một trong sốđó là vai trò của vua Thành Thái với khát vọng canh tân đất nước. Thật thú vị khi biết ông chính là vị vua cho xây dựng Bệnh viện Trung ương Huế, Trường THPT chuyên Quốc Học và mở rộng hệ thống giao thông ở Huế…

Không dừng lại ở những hoài niệm, dấu ấn văn hóa Pháp tiếp tục được mở rộng và lan tỏa. Người Huếtự hào về Festival Huế, xem đó là biểu tượng của văn hóa Cốđô thời hội nhập và phát triển. Không chỉ khởi đầu đầy ấn tượng mà từ năm 2000 đến nay, Pháp thực sự là đối tác đặc biệt qua các kỳ Festival Huế. Còn nữa, dấu ấn đó càng rõ nét thông qua các quan hệ hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với nhiều vùng miền thuộc Cộng hòa Pháp, như Hội đồng Vùng Nord - Pas de Calais, vùng Poitou - Charentes, Bretagne và các thành phố, như Rennes, cộng đồng đô thị Lille, thành phố Blois gần đây.

Viện Pháp tại Huế được cải tạo và nâng cấp hướng tới xây dựng không gian xanh, có những thay đổi, mới lạ hơn và hy vọng, tiếp tục xứng đáng trong vai trò là cầu nối và là sứ giả của văn hóa Pháp tại Huế.

Đan Duy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Return to top