ClockThứ Sáu, 17/03/2023 15:22

Mong ước nhân văn qua lễ tế Xã Tắc

TTH.VN - Rạng sáng 17/3 (nhằm ngày 26/2 năm Quý Mão), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ tế Xã Tắc tại đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP. Huế), nhằm cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, Nhân dân no ấm. Lễ tế có sự tham dự của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.
leftcenterrightdel
 Lễ tế Xã Tắc thể hiện ước vọng nhân văn từ xưa đến nay

Được ấn định tổ chức hàng năm, lễ tế Xã Tắc diễn ra trang trọng, thành kính với đầy đủ các nghi lễ: Lễ Quán tẩy (rửa tay tẩy trần), lễ Thượng hương (dâng hương), lễ Nghinh thần (rước thần đến dự), lễ Điện Ngọc bạch (dâng ngọc trắng), lễ Truyền chúc (đọc chúc văn), lễ Hiến tước (dâng rượu)... Vật phẩm dâng tế có đủ tam sinh, ngọc lụa, gạo, hoa quả…

Vào thời nhà Nguyễn, lễ tế Xã Tắc là một trong những nghi lễ cung đình quan trọng xếp vào hàng “đại tự”, thể hiện khát vọng hòa hợp, chung sống với thiên nhiên. Diễn ra mỗi năm 2 lần vào mùa xuân và mùa thu dưới thời Nguyễn, đây là nghi lễ cúng thần Đất (Xã) và thần Ngũ Cốc (Tắc), cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, Nhân dân no ấm, thiên hạ thái bình.

Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao, theo quy định, dưới thời vua Gia Long, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, vua “ngự giá” làm lễ tế đàn Xã Tắc, những năm còn lại các ban đại thần thay nhau thực hiện công việc này.

Từ thời vua Minh Mạng trở đi, triều đình tổ chức cúng tế đàn Xã Tắc 2 lần trong một năm, vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch. Các vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Thiệu Trị đều thân hành đến làm chủ lễ ở đàn Xã Tắc. Dưới thời các vị vua kế tiếp, việc cúng tế ở đàn Xã Tắc vẫn được duy trì cho đến khi nhà Nguyễn cáo chung (1945).

Theo ý nghĩa đó, lễ tế Xã Tắc được tổ chức vào mùa xuân hàng năm, từ năm 2008 đến nay đã trở thành nghi thức thường niên, một hoạt động văn hóa giàu tính nhân văn và mang đậm bản sắc văn hóa vùng đất Thần Kinh. Bởi cầu cho đất nước thịnh vượng, mùa màng bội thu, Nhân dân no ấm là ước vọng của muôn đời.

Tổ chức lễ tế ở đàn Xã Tắc không chỉ là việc phục dựng, bảo tồn một nghi lễ cung đình truyền thống mà còn là sự tôn vinh nền nông nghiệp nước nhà, tôn vinh văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Đàn Xã Tắc hiện thuộc địa phận phường Thuận Hòa, thành phố Huế, xây đắp từ năm Gia Long 5 (1806).

Một số hình ảnh tại lễ tế Xã Tắc được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

leftcenterrightdel
 Lễ tế được tổ chức theo nghi thức cung đình
leftcenterrightdel
Lễ dâng rượu
leftcenterrightdel
 Lễ truyền chúc (đọc chúc văn)
leftcenterrightdel
 Đội khí nhạc biểu diễn suốt thời gian lễ tế diễn ra
leftcenterrightdel
 Sau các nghi lễ, đông đảo người dân đến dâng hương tại đàn Xã Tắc

Tin, ảnh: MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

60 năm “ngọn lửa từ bi”

Phong trào Phật giáo năm 1963 không đơn thuần chỉ là bảo vệ đạo pháp mà là phong trào đấu tranh bảo vệ nền tự do dân chủ và bình đẳng, yêu chuộng hòa bình và công lý. Phong trào thể hiện tinh thần từ bi, vô ngã, vị tha, lấy tình thương xóa bỏ hận thù.

60 năm “ngọn lửa từ bi”
Ca Huế - một nét giao duyên

Ca Huế trên sông Hương là một loại hình truyền thống đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa vùng Cố đô. Với lời ca tiếng nhạc sâu lắng “tri âm, tri kỷ”, nó đã trở thành một nét văn hóa độc đáo và là sản phẩm du lịch của Huế.

Ca Huế - một nét giao duyên
Hợp tác, phát triển văn học nghệ thuật

Tiếp nối truyền thống kết nghĩa 63 năm qua, sáng 24/5, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật ba địa phương: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Thừa Thiên Huế tổ chức ký kết hợp tác, phối hợp hoạt động trên lĩnh vực văn học nghệ thuật (VHNT).

Hợp tác, phát triển văn học nghệ thuật
A Lưới - ngày trở lại

Thế là chúng tôi đã trở lại A lưới – vùng đất mà 48 năm trước thế hệ chúng tôi lên “gieo” con chữ ở đây. Lần này hơn 100 cựu giáo viên không phải đi bộ dài ngày như trước, mà được ngồi trên những chiếc ô tô, chạy trên con đường đã được trải thảm nhựa phẳng lỳ.

A Lưới - ngày trở lại
Return to top