ClockThứ Sáu, 13/10/2017 05:41

Một tính cách, tâm hồn Huế

TTH - “Ở Bửu Ý có sự cẩn mật, sự lễ nghi, sự nhạy cảm của Huế… Đọc sách của Bửu Ý nhận ra giọng văn của kẻ "nghiêng trời đổ đất" mà lại rất đơn giản. Anh đơn giản từng chữ một mà rất Huế”. Vẻ như, nhận định của GS. TS. Thái Kim Lan đã phác thảo đầy đủ chân dung của dịch giả, nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu Bửu Ý.

Năm cuốn sách vừa được tái bản của nhà văn, dịch giả Bửu Ý

Chất Huế không lẫn đâu được

Nhẹ nhàng, dịu dàng, thâm trầm, tha thiết, da diết, sang trọng... dường như là những đặc điểm riêng của người Huế. Không hiểu sao những đặc điểm ấy đọng lại rất rõ ở con người dịch giả, nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu Bửu Ý. Ở ông là một phong thái trí thức đầy biểu tượng Huế, rất "mệ", rất hoàng tộc. Nhà văn Nguyễn Văn Dũng chia sẻ: “Sống với anh, gần gũi với anh, đọc văn của anh, tôi tìm thấy điều đó. Nhẹ, thâm trầm, sâu lắng lắm. Bửu Ý là người tiêu biểu cho những đặc trưng của người Huế”.

Nhà văn Nguyễn Văn Dũng kể thêm: “Có lần, một người bạn của tôi ở ngoài Bắc vào Huế chơi. Ông bạn hỏi về đặc điểm của người Huế, tôi đưa bạn về nhà Bửu Ý và nói: Nhìn ông Bửu Ý nói, cười, đi lại, cử chỉ... đó là Huế. Quả thật, những giá trị, phẩm chất, đặc điểm của Huế không hiểu sao đọng rất sâu đậm trong con người Bửu Ý. Một con người ngập tràn Huế, đầy ắp Huế. Bửu Ý là người sống chan hòa với mọi người. Tuy vậy, gần gũi, đọc văn ông tinh tế mới biết, ông cũng cực kỳ máu lửa, quyết liệt, không khoan nhượng, không thỏa hiệp. Đó cũng là chất Huế. Đọc sách của ông phải chững lại một chút mới ngẫm được chất thép, máu lửa này trong văn ông”.

Cùng với thế hệ vàng của nền văn học nghệ thuật gồm những tên tuổi, như: Trịnh Công Sơn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha, Bửu Chỉ, Đinh Cường..., người Huế tự hào khi có một dịch giả tên tuổi trên văn đàn Việt Nam, một người thầy uyên bác trên bục giảng, một nhà nghiên cứu Huế nghiêm cẩn và hết lòng yêu, sống, hành động vì văn hóa Huế. “Ông đã mang chừng ấy chức phận trong con người trí thức với một tính cách Huế rất đặc biệt, không lẫn vào đâu được, với sự nghiêm xác và rộng mở của một nhà nghiên cứu bên trong một tâm hồn nghệ sĩ”, nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc nhận định. Ông cũng là người nối kết giữa hai thế hệ hoạt động văn nghệ trước và sau 1975, là người thân thiết với những gương mặt tài hoa trên của Huế.

Ở Huế hiếm có người như Bửu Ý. Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho rằng, Bửu Ý là hậu duệ tiếp nối truyền thống rất độc đáo của hoàng tộc triều Nguyễn. Hiếm có dòng họ nào làm vua trên đất nước Việt Nam lại say sưa với văn nghệ như vậy. Các vị vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh đều là những nhà thơ với hàng chục ngàn bài thơ. Đây là đặc trưng rất Huế.

Am hiểu uyên thâm về Huế

Không nhiều tác giả được ấn hành tái bản cùng lúc 5 cuốn sách nhưng Công ty sách Phương Nam vừa làm điều ấy với tác phẩm của nhà văn Bửu Ý. Điều đó cho thấy sức hút của “Ngày tháng thênh thang”, “Nước chảy qua cầu”, “Trịnh Công Sơn một nhạc sĩ thiên tài”, “Tâm tình với Trịnh Công Sơn” và “Tác giả thế kỷ XX” đối với độc giả. Ngòi bút của nhà văn Bửu Ý không đơn thuần là một dịch giả mà ông đã viết rất nhiều điều về Huế. Trong các cuốn sách tái bản là những điều rất thú vị về Huế, được viết bằng tư duy đầy trí tuệ, được diễn đạt bóng bẩy và bằng bút pháp rặt Huế. Tính cách Huế vẫn thể hiện trong phong cách của nhà văn Bửu Ý. Cách suy nghĩ của tác giả về Huế cũng... rất Huế.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho rằng: “Bửu Ý gắn bó với Huế một cách đặc biệt. Huế có nhiều nhà nghiên cứu nhưng không ai viết về Huế với những ngóc ngách sâu như thế, thậm chí là những ngõ ngách rất sâu trong tâm hồn con người Huế, những ngõ ngách bị lãng quên trong gia đình Huế. Nói không quá lời, Bửu Ý, qua những phát biểu tâm huyết, những việc làm, những trang viết… đã khiến anh bây giờ là một trạng thái tinh thần của Huế”.

Là một nhà nghiên cứu, am hiểu uyên thâm về văn hóa Huế, với cuốn “Nước chảy qua cầu”, nhà văn Bửu Ý đã đem lại cho những người con xứ Huế, cho những ai yêu Huế những góc nhìn mới về Huế, thể hiện cái nhìn đa diện về lịch sử, văn hóa, địa lý của Cố đô Huế. Thông qua lăng kính văn hóa của mình, ông đã cung cấp cho độc giả những bài viết sang trọng, tinh tế để thêm yêu đất và người Huế.

Là người bạn thân thiết của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, với giọng văn giàu chất trí tuệ, suy tưởng mà vẫn mềm mại, những trang sách của nhà văn Bửu Ý có một sức hút riêng và làm người đọc tin cậy. Trong “Tâm tình với Trịnh Công Sơn”, tuy chỉ với 170 trang sách, nhưng nhờ sự tinh lọc của tác giả, độc giả có thể “gặp lại” Trịnh Công Sơn với đầy đủ chi tiết đời sống, tính cách, tâm trạng cùng những giá trị mà nhạc sĩ để lại cho đời.

Nhà văn, dịch giả Bửu Ý đã sống đam mê và hết sức ý thức trách nhiệm với việc cầm bút. Ông từng nói: “Cái gì có thể đùa, nhưng với mình, có một cái không đùa được, đó là viết văn”. Ông cũng là người luôn ưu tư về vấn đề văn hóa trong nghĩa cao và đẹp nhất: “Tôi luôn nghĩ làm sao để nước mình có một nền văn học có văn hóa cao và xã hội luôn có những con người biết quý trọng văn hóa”. Trong quỹ thời gian còn lại, ông luôn tâm niệm sẽ viết, làm việc không ngoài mục đích đóng góp một phần rất nhỏ của mình vào việc giữ gìn, phát huy văn hóa của Huế và Việt Nam.

Nhà văn, nhà giáo, dịch giả Bửu Ý, tên đầy đủ là Nguyễn Phước Bửu Ý sinh năm 1937 tại Thừa Thiên Huế. Ông nguyên là giáo sư của Đại học Vạn Hạnh, giảng dạy văn chương Pháp ở Đại học Paris VII Jussieu năm 1992 và tại Trường đại học Sư phạm thuộc Đại học Huế. Ông dịch thuật từ trước 1975 tới nay, chủ yếu là dịch các công trình tiếng Pháp.

Năm 2015, Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam đã tổ chức trao Huân chương Cành cọ Hàn lâm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục quốc dân Pháp cho nhà văn, dịch giả Bửu Ý. Đại sứ Jean Noel Poirier đã bày tỏ sự cảm phục về những đóng góp ông trong các hoạt động giáo dục, văn học, văn hóa và đối với sự phát triển quan hệ hai nước Việt - Pháp nói chung và Huế với nước Pháp nói riêng.

Bài, ảnh: Trang Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top