ClockThứ Sáu, 02/04/2021 13:24

Ngắm búp bê truyền thống Nhật Bản

TTH.VN - Sáng 2/4, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức triển lãm “Búp bê truyền thống Nhật Bản” tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị.

Thú vị “ngắm” Nhật Bản ở Cần ThơThúc đẩy quan hệ văn hóa Việt- NhậtGiao lưu, trao đổi văn hóa Việt - NhậtSôi nổi Lễ hội Nhật Bản tại Huế năm 2013Mỹ thuật thế hệ mới Nhật Bản đến Huế

Triển lãm thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ thích tìm hiểu văn hóa Nhật Bản

Triển lãm giới thiệu 32 tác phẩm búp bê truyền thống mô tả sự yểu điệu của các thiếu nữ Nhật Bản trong trang phục Kimono, hay đặc tả các nhân vật phổ biến trong kịch Noh và Kabuki của Nhật Bản. Ngoài ra, triển lãm còn giới thiệu một số búp bê đất sét và một số loại hình búp bê phổ biến tại Nhật Bản.

Búp bê Nhật Bản được phân chia thành nhiều nhóm khác nhau tùy theo kỹ năng và vật liệu được sử dụng, cũng như chủ đề và hình dạng của chúng.

Từ thời cổ đại, trong cuộc sống hàng ngày của người dân Nhật Bản, búp bê trở thành một phần không thể thiếu, phản ánh tập tục văn hóa, nguyện vọng của người dân nơi đây cũng như quan niệm tín ngưỡng riêng biệt được phát triển qua nhiều thế kỷ dưới các loại hình khác nhau.

Búp bê không chỉ đơn thuần là đồ chơi, vật trang trí mà còn là người bạn tâm tình, đại diện cho cảm xúc của chủ nhân. Vì vậy, đa phần búp bê truyền thống Nhật Bản có nhiều sắc thái biểu cảm và cử chỉ, thể hiện sự tài tình của nghệ nhân làm búp bê.

Bà Sugisaki Ai, đại diện Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam cho hay, với triển lãm này, người xem được thưởng thức vẻ đẹp nghệ thuật của những mẫu búp bê, sự tài hoa của các nghệ nhân làm búp bê và nền văn hóa đa dạng của búp bê được truyền thừa từ nhiều thế hệ tại Nhật Bản.

Sau Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đây là lần đầu tiên búp bê truyền thống Nhật Bản được triển lãm tại Huế. Triển lãm diễn ra đến ngày 18/4.

Một số hình ảnh về búp bê truyền thống Nhật Bản tại triển lãm:

Tại Nhật Bản, làm búp bê là một hình thức nghệ thuật thủ công mỹ nghệ được đánh giá cao

Triển lãm búp bê là nơi phô diễn sự tinh tế trong kỹ thuật của các nghệ nhân

Nghệ thuật trang trí búp bê phát triển rực rõ vào thời Edo (thế kỷ 17-19). Ngày nay, thế giới búp bê Nhật Bản đã trở nên đa dạng

Một trong những kiểu búp bê phổ biến tại Nhật Bản ngày nay là búp bê trang trí ở nhà để cầu cho trẻ em khỏe mạnh và trưởng thành

Cả ngày dài

Ở nhà

Sửa soạn

Trò chơi "Rồng rắn lên mây", một trong những mẫu búp bê đặc tả các hoạt động của trẻ em Nhật Bản

Nhân vật Sukeroku trong Kabuki

Triển lãm là dịp thưởng thức vẻ đẹp nghệ thuật của những mẫu búp bê và sự tài hoa của các nghệ nhân

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xứng đáng là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, chiều 18/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức buổi tọa đàm gặp mặt cán bộ Mặt trận tỉnh qua các thời kỳ.

Xứng đáng là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TIN MỚI

Return to top