ClockThứ Sáu, 25/11/2022 22:21

Nghệ sĩ Huế và Hàn Quốc diễn xướng “Vũ khúc giao hòa”

TTH.VN - Những màn trình diễn nghệ thuật truyền thống với chủ đề “Vũ khúc giao hòa” được các nghệ sĩ Huế và Hàn Quốc thể hiện đã để lại nhiều cảm xúc, tình cảm với người xem.

Giới thiệu âm nhạc di sản tại Festival Huế 2022Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Âm sắc Huế”Gìn giữ tinh hoa múa cung đình

Tiết mục Trình tường tập khánh được biểu diễn bởi các nghệ sĩ đến từ Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế

Chương trình nghệ thuật “Vũ khúc giao hòa” là sự biểu diễn kết hợp giữa các nghệ sĩ đến từ Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế và Hiệp hội Múa Gyeonggi đến từ Hàn Quốc, được tổ chức tại sân khấu  trước Ngọ Môn tối 25/11.

Đêm diễn nằm trong chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 30 năm (22/12/1992 – 22/12/2022) thiết lập quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc và Festival Huế mùa đông 2022, thu hút đông đảo du khách và người dân.

Các nghệ sĩ hai đoàn lần lượt biểu diễn các tiết mục tiêu biểu, đại diện cho nền nghệ thuật truyền thống của mình. Các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế đã thể hiện những bản hòa tấu như “Vọng kinh kỳ” hay như các vũ khúc cung đình Phụng vũ, Trình tường tập khánh, Lục triệt hoa mã đăng, Lục cúng hoa đăng… Tất cả được diễn xướng trên nền Nhã nhạc, tạo nên âm sắc vui tươi trang nhã.

Điệu múa của các nghệ sĩ đến từ xứ sở Kim Chi

Trong khi đó, các nghệ sĩ đến từ xứ sở Kim Chi đã lôi cuốn người xem với các tiết mục múa được xếp vào di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia này như múa Sunsori Santaryeong, múa sếu Tae Pyung Mu, múa Hanryangmu, hay đặc sắc như điệu múa Daegeumsanjo hình thành từ nhóm múa nữ ở triều đại Goryeo (918-1392)…

Tin, ảnh: N. MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Đêm nhạc “Chút tình với Huế” sẻ chia các dự án cộng đồng

Ngày 28/10, ông Trần Xuân Vĩnh, Chủ tịch Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức gala thơ nhạc “Chút tình với Huế” thu về 600 triệu đồng nhằm sẻ chia các dự án cộng đồng tại quê hương.

Đêm nhạc “Chút tình với Huế” sẻ chia các dự án cộng đồng
Return to top