ClockThứ Năm, 02/03/2023 10:55

Ngôi nhà cũ của bà Từ Cung sẽ trở thành nơi giáo dục di sản

TTH.VN - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết đang xây dựng phương án chỉnh trang, cải tạo lại căn nhà 145 Phan Đình Phùng (TP. Huế) thành địa điểm giáo dục di sản cho thế hệ trẻ.
leftcenterrightdel

Ngôi nhà 145 Phan Đình Phùng hiện đang đóng cửa 

Căn nhà 145 Phan Đình Phùng vốn là nơi ở của đức Đoan Huy Hoàng thái hậu Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại), hiện do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý.

Trước đây, căn nhà được một công ty du lịch thuê kinh doanh dịch vụ ẩm thực và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho du khách.

Sau khi án thờ và các hiện vật liên quan đến cuộc đời bà Từ Cung được chuyển về cung An Định trưng bày, căn nhà được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế giao lại cho một đơn vị khác để kinh doanh cà phê.

Tuy nhiên do dịch COVID-19, việc kinh doanh khó khăn, đơn vị này đã trả lại căn nhà cách đây 3 năm. Từ đó đến nay, ngôi nhà đóng cửa. Do thời tiết khắc nghiệt lại không được thường xuyên chăm sóc, ngôi nhà bắt đầu xuống cấp. 

Căn nhà 145 Phan Đình Phùng được xây dựng vào đầu thế kỷ XX theo lối kiến trúc Pháp. Đây là nơi ở của bà Từ Cung sau khi rời cung An Định cho đến cuối đời. Theo di nguyện của bà, căn nhà được chuyển giao cho chính quyền địa phương quản lý.

leftcenterrightdel
 Ngôi nhà sẽ được cải tạo, chỉnh trang thành địa điểm giáo dục di sản

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã khảo sát hiện trạng ngôi nhà để xây dựng phương án chỉnh trang, tổ chức các hoạt động phù hợp tại đây. 

Để chống xuống cấp, phát huy giá trị của ngôi nhà, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang xây dựng phương án cải tạo không gian ngôi nhà này trở thành trung tâm giáo dục di sản cho thế hệ trẻ.

Ông Lê Công Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết: “Hiện nay, trung tâm phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo thực hiện rất tốt chương trình giáo dục di sản. Để hoạt động này đi vào chiều sâu, ngoài việc tổ chức các hoạt động tham quan, trung tâm sẽ truyền dạy cho các em học sinh những kiến thức về Nhã nhạc, âm nhạc cung đình...”.

Được biết, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã mời đơn vị tư vấn thiết kế đưa ra phương án chỉnh trang, cải tạo ngôi nhà phù hợp với mục đích trên.  

MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa tác phẩm về Bác Hồ triển lãm ở TP. Hồ Chí Minh

Đại diện Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế ngày 12/10 cho biết, đơn vị đã đưa các tác phẩm hội họa, điêu khắc vào TP. Hồ Chí Minh và phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh để triển lãm, giới thiệu đến công chúng.

Đưa tác phẩm về Bác Hồ triển lãm ở TP Hồ Chí Minh
Tìm giải pháp bảo tồn lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu

UBND huyện Nam Đông và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan sẽ khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin về lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông. Điều này làm cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ, toàn diện một quy trình nghi lễ bỏ mả truyền thống cho công tác phục hồi, bảo tồn phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu.

Tìm giải pháp bảo tồn lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đoạt giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024

Ngày 5/10, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam và Tạp chí điện tử VietTimes tổ chức Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards 2024. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế vinh dự được vinh danh tại hạng mục Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chuyển đổi số (CĐS) xuất sắc với giải pháp “Ứng dụng công nghệ số bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô Huế”.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đoạt giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top