ClockThứ Ba, 05/10/2021 06:45

Nhạc sĩ Phạm Duy với Huế

TTH - Sinh thời, nhạc sĩ Phạm Duy có nhiều duyên nợ với Huế. Gắn bó với mảnh đất này từ thời trai trẻ, ông bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của thiên nhiên, con người nơi đây và đã sáng tác nhiều tác phẩm âm nhạc để đời cho Huế.

Độc tấu đàn quay “mê hoặc” khán giả Huế

 

 Nhạc sĩ Phạm Duy trong một chương trình âm nhạc của ông tại Huế

Cuối năm 2010, trong dịp nhạc sĩ Phạm Duy ra Huế giới thiệu CD “Hẹn hò” và “Mơ giấc mộng dài”, ông đã có cuộc hạnh ngộ cùng các cựu nữ sinh Đồng Khánh và một số nhân sĩ, trí thức Huế. Ngôi nhà nhỏ của GS. TS. Thái Kim Lan ở đường Bạch Đằng đón ông bằng tiếng chào thân tình, những cái xiết tay nồng ấm, những món ăn Huế đậm đà phong vị.

Ngồi giữa những người bạn, lắng nghe các nữ sinh Đồng Khánh năm xưa hát nhạc của mình, nhạc sĩ Phạm Duy tỏ ra rất hạnh phúc. Ở tuổi 90, tình yêu vẫn nồng nàn trong tâm hồn ông: yêu đời, yêu quê hương và yêu âm nhạc. Lúc ấy, ông chia sẻ: “Được trở về quê hương, gặp lại người thân, bạn bè, được giao lưu với những thế hệ sau, tôi như được sống lại thời son trẻ. Giờ tôi thấy mãn nguyện lắm, bởi tôi là người may mắn, khi ở tuổi này vẫn sáng tác, vẫn có thể nắm bắt mọi xúc cảm của con người để cho ra đời những bài ca về tình yêu”.

Trò chuyện trong một lần đến Huế vào năm 2012, nhạc sĩ kể, ông đến Huế rất nhiều lần và có nhiều kỷ niệm với Huế. Lần đầu vào năm 1944 với tư cách là ca sĩ trong gánh hát Đức Huy Charlot Miều, ông từng xuống ngủ đò, nghe ca Huế và rất thú vị khi phát hiện ra âm giai lơ lớ của Huế. Sau này, nhiều ca khúc của ông chịu ảnh hưởng từ âm giai này. “Lúc còn trẻ, đến đây tôi thấy cái gì cũng đáng nhớ. Tôi yêu cảnh vật, con người nơi đây, yêu nhạc cổ truyền của Huế. Tôi vẫn coi Huế là cái nôi của nhạc cổ truyền”, nhạc sĩ nói.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, Chủ tịch Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế cho biết, nhạc sĩ Phạm Duy đã đến Huế nhiều lần và để lại cho kho tàng tân nhạc Việt Nam nhiều nhạc phẩm quý viết từ Huế và viết về Huế, như: Khối tình Trương Chi (1946), Bao giờ anh lấy được đồn Tây, Bà mẹ Gio Linh, Về miền Trung (1948), Tôi còn yêu tôi cứ yêu (1965)... Ông đã vận dụng âm giai ngũ cung lơ lớ của ca nhạc truyền thống Huế vào nhiều đoản khúc trong trường ca Con đường cái quan, trường ca Mẹ Việt Nam, nổi tiếng nhất là đoản khúc Nước non ngàn dặm ra đi. Phạm Duy cũng đã phổ nhạc bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử, phổ nhạc 10 bài thơ của Bích Khê thành tập “Dị khúc”, trong đó có bài Huế đa tình.

Những hoạt động âm nhạc trên sân khấu cuối đời của nhạc sĩ cũng diễn ra ở Huế, tiêu biểu là các chương trình: Ngày trở về, Tôi yêu tiếng nước tôi, giới thiệu Trường ca Hàn Mặc Tử. Nhiều lần nhạc sĩ về Huế không vì hoạt động âm nhạc mà để đi thăm lại những nơi ghi dấu trong lòng ông. Ông từng bảo: “cái dạ dày của tôi để ở Sài Gòn, cái đầu của tôi luôn nhớ về Hà Nội và trái tim của tôi để ở Huế”.

Cuốn sách gồm hai phần: “Với người tình của sông Hương” và “Lời mai đây cao ngút Trường Sơn” gồm những bài viết về sự gắn bó của nhạc sĩ Phạm Duy với Huế, những kỷ niệm không thể nào quên, mối tình của nhạc sĩ với cô nữ sinh Đồng Khánh, tình cảm của người Huế dành cho ông và âm nhạc của ông, cũng như những đóng góp của nhạc sĩ với âm nhạc Việt Nam.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, không chỉ là một nhạc sĩ, Phạm Duy còn là nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống Việt Nam. Ông viết văn như một nhà văn, lời nhạc của ông hay, đẹp và sâu sắc như thơ. Ông còn là một nhà bình thơ. Nhạc sĩ đã bình 10 bài thơ của nhà thơ Bích Khê trước khi phổ nhạc thành tập “Dị khúc”.

Để tưởng nhớ nhạc sĩ Phạm Duy, người dành nhiều tình cảm cho Huế; tri ân di sản âm nhạc ông viết cho Huế, Hội Nghiên cứu & Phát triển di sản văn hóa Huế và Học viện Âm nhạc Huế phối hợp tổ chức chương trình “Nhạc sĩ Phạm Duy với Huế” nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông. Diễn ra vào chiều 5/10 tại Học viện Âm nhạc Huế, chương trình sẽ giới thiệu sự gắn bó của nhạc sĩ Phạm Duy với Huế cũng như những sáng tác của ông dành cho mảnh đất này. Cuốn sách “Nhạc sĩ Phạm Duy biết ái tình ở dòng sông Hương” của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cũng ra mắt độc giả trong dịp này.

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nguồn từ một căn cước văn hóa

Võ Thành Thân là một trong những họa sĩ trẻ, góp phần làm nên công cuộc đổi mới nghệ thuật Việt Nam. Triển lãm cá nhân “Mộng Ảnh” của anh đang diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San (TP. Hồ Chí Minh) từ ngày 30/11 - 15/12/2024 - triển lãm quy tụ 14 bộ tác phẩm sơn dầu, thành quả của hơn ba năm nghiên cứu và sáng tạo miệt mài.

Khởi nguồn từ một căn cước văn hóa
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Trao giải 3 cuộc thi về lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế

Ngày 17/12, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức tổng kết, trao giải 3 cuộc thi: Sáng tác ca khúc về truyền thống, sáng tác logo truyền thống Lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh và cuộc thi viết “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân” tỉnh lần thứ 3, năm 2024; đồng thời, công bố phim tài liệu về lịch sử truyền thống LLVT tỉnh.

Trao giải 3 cuộc thi về lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế
“Huế rất riêng, đó là niềm cảm hứng trong sáng tác của tôi”

“Ngoài đề tài văn hóa di sản của Huế, điều mà tôi ấn tượng và cảm xúc trong quá trình sáng tác ảnh nghệ thuật ở vùng đất này đó chính là con người. Người Huế bình dị, mộc mạc và có “chất” riêng”, nhiếp ảnh gia Hoàng Quốc Vĩnh (sinh năm 1986, Gia Lai) – người vừa được xướng tên với giải thưởng tác phẩm nghệ thuật xuất sắc về Huế với bộ ảnh “Quần thể di tích Cố đô Huế” đã trải lòng như thế với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

“Huế rất riêng, đó là niềm cảm hứng trong sáng tác của tôi”

TIN MỚI

Return to top