ClockThứ Bảy, 04/01/2020 13:45

Phải mới để đón nhận cái mới

TTH - Hàng ngàn người dân Huế và du khách đã đổ về quảng trường ngã sáu Hùng Vương để cùng chứng kiến thời khắc giao thừa năm mới 2020. Lần đầu tiên Huế đón năm mới bằng lễ hội Countdown với sự có mặt của các nghệ sĩ đến từ nhiều nơi trong và ngoài nước. Và cũng vì vậy, “Countdown 2020 – Đêm sắc màu” đã tạo ra nhiều cảm xúc mới.

Đếm ngược đón 2016

Countdown 2019, sự kiện chào đón năm mới 2020 lần đầu tiên được tổ chức thu hút đông đảo người dân và các bạn trẻ. Ảnh: MINH KIỆT

Countdown có nghĩa là đếm ngược, là lễ hội được tổ chức vào đêm 31/12 hàng năm để cả cộng đồng cùng đếm ngược thời gian và vỡ òa ra với thời khắc 00:00 giao thừa năm mới. Đây là một sinh hoạt cộng đồng đã quen thuộc với các nước Âu Mỹ, nơi chỉ có Tết Dương lịch và đã trở thành lễ hội đường phố thời hiện đại. Từ khi hội nhập với thế giới, Việt Nam đã du nhập lễ hội hiện đại này, và chủ yếu Countdown ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. Và năm nay, Countdown đã đến Huế. Lần đầu tiên một sân khấu lễ hội được dựng lên giữa quảng trường ngã sáu Hùng Vương. Một biển người đội mưa để cùng ca hát nhảy múa với các nghệ sĩ. Dưới cơn mưa ào ạt, hàng ngàn người Huế và du khách cùng đếm ngược thời khắc Giao thừa 2020 và vỡ òa cùng nhau một niềm hạnh phúc năm mới.

Những dòng thông tin mang theo hình ảnh Huế trẻ trung, sôi động đón năm mới lan truyền rất nhiều trên mạng, đồng thời với những lời than vãn cũng của người Huế. Bà con than rằng, hết chỗ làm sân khấu rồi hay răng mà lại làm giữa đường, khiến giao thông ách tắc, phải đi vòng vo mới về đến nhà. Có người còn phản đối nặng lời, rằng Huế bữa nay cũng bày đặt “đếm ngược” này nọ, phố xá ồn ào không còn là Huế. Vài hôm trước đó, báo chí còn chỉ trích đơn vị tổ chức sự kiện ngang nhiên làm sân khấu giữa Quốc lộ 1, khiến giao thông tắc nghẽn...

Thật khổ cho lễ hội Countdown này, đến Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng trong sự chào đón hân hoan mà đến Huế là gặp ngay trở lực. Có người còn cầu trời mưa xuống để giải tán cái đám đông ồn ào kia. Thật mừng là đám đông lễ hội say mê ấy vẫn đội mưa để cùng đếm ngược từng giây đón chào năm mới. Nhưng, năm mới mà người vẫn cách nghĩ cũ thì mới thế nào đây?

Lễ hội đường phố thì phải tổ chức trên đường phố mới ra lễ hội chứ. Countdown là lễ hội chứ không phải là một chương trình ca nhạc để tổ chức trong nhà hát, sân vận động. Lễ hội thì phải ồn ào, huyên náo, phải vui chơi, ca hát nhảy múa. Muốn có lễ hội đường phố thì cộng đồng dân chúng nên vui vẻ nhường đường vài hôm, chịu khó đi vòng xa hơn một chút.

Hà Nội có đến hai điểm lễ hội Countdown 2020 cùng hai sân khấu ca nhạc đón năm mới, tất cả đều diễn ra ở quanh khu vực hồ Gươm, nên giao thông hướng về khu vực này đều buộc phải phân luồng sang hướng khác. TP. Hồ Chí Minh cũng có ba điểm Countdown 2020, và giao thông buộc phải nhường đường phố cho lễ hội. Từ lâu, người dân Sài Gòn, Hà Nội đã quen với cái đêm 31/12 nên họ đã chủ động chạy xe tránh xa khu vực lễ hội. Ở một thành phố đông đúc như Sài Gòn, các con đường dẫn vào khu trung tâm bị cắt thì giao thông sẽ hết sức vất vả, nhưng chưa hề nghe người dân ở đó ca thán.

Muốn làm Thành phố Festival - Thành phố lễ hội thì người Huế phải là con người lễ hội. Phải vui vẻ say sưa hết mình với hội hè. Phải vui vẻ nhường đường phố cho lễ hội, và tốt nhất hãy gửi xe ở bên ngoài mà cùng hòa mình với đám đông lễ hội. Hãy mở lòng và mở cả đầu óc của mình để đón chào văn minh nhân loại. Mới ngăn đường để làm sân khấu vài giờ lễ hội mà đã phản đối, sao có thể trở thành Festival city?

Huế luôn luôn mới! Ấy là mới cái đầu, mới cách nghĩ, mới cả tấm lòng. Mới đón nhận được cái mới!

MINH TỰ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tìm giải pháp bảo tồn lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu

UBND huyện Nam Đông và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan sẽ khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin về lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông. Điều này làm cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ, toàn diện một quy trình nghi lễ bỏ mả truyền thống cho công tác phục hồi, bảo tồn phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu.

Tìm giải pháp bảo tồn lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu
Khám phá lễ hội tôn vinh sự sáng tạo của các nghệ sĩ khuyết tật ở Anh

Khi các kỹ năng và thế mạnh của các vận động viên khuyết tật đang tiếp tục gây ấn tượng tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paris (Paralympic Paris), thì tại thủ đô London của Anh cũng đang diễn ra lễ hội nghệ thuật giới thiệu tài năng và sự độc đáo của các nghệ sĩ khuyết tật.

Khám phá lễ hội tôn vinh sự sáng tạo của các nghệ sĩ khuyết tật ở Anh
Quảng trường văn hóa, thể thao đưa vào hoạt động trong năm 2025

Khuôn viên Trung tâm Thể thao Thừa Thiên Huế đang được cải tạo, chỉnh trang trở thành Quảng trường Văn hóa thể thao Thừa Thiên Huế, nơi sẽ diễn ra các hoạt động, sự kiện văn hóa, lễ hội và thể thao xứng tầm quốc tế. Quảng trường này một khi đi vào hoạt động sẽ tạo diện mạo mới cho đô thị Huế cũng như nhu cầu thụ hưởng văn hóa thể thao của người dân.

Quảng trường văn hóa, thể thao đưa vào hoạt động trong năm 2025
Khai hội điện Huệ Nam

Lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) vừa chính thức bắt đầu vào ngày 11/8 tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (352 Chi Lăng, TP. Huế).

Khai hội điện Huệ Nam
Return to top