ClockThứ Tư, 10/08/2022 19:33

Phối hợp quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Huế

TTH.VN - Nội dung này được UBND TP. Huế và Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế triển khai chiều 10/8.

Di tích núi Bân xứng đáng là Di tích quốc gia đặc biệtXây dựng các điểm di tích thành điểm du lịch không khói thuốcGắn phát triển văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội

Biểu diễn ca Huế tại phố đêm Hoàng Thành

Theo báo cáo của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, hiện trung tâm đang phối hợp với các địa phương có di tích nằm trên địa bàn giải quyết việc xin xây dựng sửa chữa nhà ở của các hộ dân sống trong khu vực di tích do đơn vị quản lý. Ngoài ra, khu vực xung quanh Đại Nội thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, ảnh hưởng đến du khách; tình trạng đeo bám, buôn bán hàng rong gây mất trật tự và ảnh hưởng vệ sinh môi trường… Vì vậy, trung tâm kiến nghị TP. Huế chỉ đạo lực lượng công an và chính quyền địa phương có di tích phối hợp nhằm đảm bảo an ninh trật tự, môi trường du lịch và vệ sinh môi trường tại các điểm di tích.

Cùng với phối hợp đảm bảo môi trường du lịch tại các điểm di tích, công tác phối hợp tổ chức chương trình Phố đêm Hoàng thành cũng được hai đơn vị triển khai, bước đầu hình thành địa điểm vui chơi giải trí cho người dân và khách du lịch. Tại cuộc họp, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đề xuất TP. Huế tiếp tục triển khai các chương trình nghệ thuật đặc trưng, độc đáo nhằm tăng sức hấp dẫn, tạo sự mới lạ để thu hút du khách; cần có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các đoàn nghệ thuật…

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Huế Trần Song, để chấn chỉnh hoạt động du lịch, đồng thời lập lại trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố, TP. Huế đã và đang thành lập các đoàn kiểm tra tại các bến xe, thuyền, công viên; chấn chỉnh hoạt động xích lô, xe thồ, ca Huế trên sông Hương, kinh doanh du lịch… Đồng thời, có kế hoạch làm việc với các địa phương, đơn vị nhằm đưa hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn vào nề nếp.  

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và UBND TP. Huế đã trao đổi, thảo luận và thống nhất một số nội dung sẽ phối hợp thực hiện trong thời gian tới, cụ thể như quản lý , bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Huế; đảm bảo tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và cảnh quan tại các điểm di tích…

 Tin, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ

Tình trạng xe container, đầu kéo, xe hợp đồng chở khách, xe chạy tuyến cố định vi phạm tốc độ dù đã được kiểm tra, xử lý nhắc nhở thường xuyên, song vẫn chưa thể chấm dứt hoàn toàn. Giải pháp đặt ra vẫn là quản lý chặt chẽ hơn nữa, xử lý nghiêm hơn nữa các phương tiện vi phạm để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này.

Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ
QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG:
Vào cuộc tích cực, không ngại va chạm

Đó là quan điểm và tinh thần chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh trước thực trạng người dân xây dựng, lắp đặt các biển hiệu, biển quảng cáo lấn chiếm công trình, vỉa hè, che khuất hệ thống an toàn giao thông (ATGT), phần đường dành cho người đi bộ… làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, trật tự ATGT.

Vào cuộc tích cực, không ngại va chạm
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học

Ngày 9/11, Hạt Kiểm lâm TX. Hương Thủy phối hợp với Trường TH&THCS Dương Hòa (TX. Hương Thủy) tổ chức chương trình truyền thông với chủ đề Hội thi tìm hiểu kiến thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học cho học sinh nhà trường năm 2024.

Truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học
Return to top