ClockThứ Ba, 10/09/2024 20:49

Phối hợp quản lý, khai thác di tích Hải Vân Quan

TTH.VN - Chiều 10/9, tại di tích Hải Vân quan, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức buổi làm việc về công tác phối hợp quản lý, khai thác và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan.
Du khách tham quan di tích Hải Vân Quan 

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình và Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thi đồng chủ trì buổi làm việc; cùng tham dự có lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, các sở, ngành liên quan của 2 địa phương.

Di tích Hải Vân Quan được tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng “bắt tay” trùng tu từ cuối năm 2021, với tổng mức kinh phí hơn 42 tỉ đồng từ nguồn ngân sách của hai địa phương. Sau hơn 2 năm trùng tu, ngày 1/8/2024, di tích này mở cửa miễn phí đón khách tham quan.
 
Thời gian này, các bên cũng tiếp thu ý kiến của cộng đồng để hoàn chỉnh phương án, hoàn thiện các thiết chế dịch vụ bảo đảm an toàn cho du khách.

Chip Nomion được gắn ở từng hạng mục để thuận tiện cho du khách tìm hiểu thông tin

Hiện, di tích Hải Vân Quan vẫn còn thiếu một số hạ tầng như: bãi đỗ xe, điểm bán vé, bán hàng lưu niệm, nơi làm việc của hướng dẫn viên và bảo vệ. Tại các lối đi được trang bị thùng rác nhỏ, bảng chỉ dẫn để phục vụ khách tham quan. Đặc biệt, bên trong nhà trú sở đã hoàn thành và treo các bảng hình ảnh, thông tin về di tích theo ngôn ngữ Việt - Anh để phục vụ nhu cầu tìm hiểu lịch sử công trình của du khách. Đồng thời sử dụng giải pháp checkin định danh bằng chip tại từng hạng mục để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của người dân, du khách. 
 
Hai địa phương cũng đã thành lập tổ bảo vệ 8 người với nhân lực một nửa là người Đà Nẵng, nửa còn lại người Huế, chia làm 2 ca trực 24/24 giờ tại Hải Vân Quan. Trong tương lai, hai địa phương sẽ xây dựng một ban quản lý để thực hiện công tác quản lý, khai thác di tích. Đồng thời, nghiên cứu tổ chức các triển lãm, trưng bày, hoạt động gắn liền với Hải Vân quan để lan tỏa danh thắng đặc biệt này.
 
Tại buổi làm việc, đại diện các sở, ngành đã đề xuất các phương án quản lý, khai thác, phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan, quan tâm xây dựng bãi đỗ xe, các dịch vụ phụ trợ, tôn tạo cảnh quan, phân luồng giao thông...
 Bãi đỗ xe sẽ được quy hoạch xây dựng trong thời gian tới

Kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thi thống nhất giao Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế luân phiên quản lý theo hình thức quản lý trực tiếp trong vòng 3 năm. Về phía Đà Nẵng, giao quận Liên Chiểu, theo hình thức luân phiên 3 năm 1 lần, trên cơ sở đó cùng xây dựng quy chế quản lý, khai thác di tích. Giao UBND huyện Phú Lộc chủ trì phối hợp UBND quận Liên Chiểu trong quy hoạch cảnh quan. Sở Du lịch và Sở Văn hóa và Thể Thao của 2 địa phương làm công tác quảng bá, giới thiệu về di tích. Đồng thời 2 bên phối hợp xây dựng các kế hoạch ngắn và dài hạn về an ninh, an toàn cho du khách, an toàn giao thông. Đề xuất vé tham quan từ 50.000 - 70.000 đồng/vé và dự kiến thời gian khánh thành di tích từ 25 - 30/12 tới.

Hải Vân Quan nằm tại đỉnh đèo Hải Vân với nhiều công trình gồm hệ thống thành lũy, nhà kho, trụ sự, pháo đài thần công, được xếp hạng Di tích Quốc gia năm 2017.
 
Hải Vân Quan được xây thời Nguyễn, vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826). Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ "Hải Vân Quan", cửa trông xuống Quảng Nam đề "Thiên hạ đệ nhất hùng quan".
 
Đây là công trình chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử và cũng là thắng cảnh nổi tiếng của hai địa phương. Đến nay, việc trùng tu di tích cơ bản bảo đảm phục hồi, tu bổ lại một số hạng mục công trình gốc của di tích như cổng “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”, cổng Hải Vân quan, nhà trú sở, hệ thống tường thành…
Tin, ảnh: Liên Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”
Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

Hiện trên địa bàn tỉnh còn có 53 mỏ khai thác khoáng sản đang hoạt động, nhưng có 2 mỏ chưa lắp đặt trạm cân và camera tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã yêu cầu 2 chủ mỏ này tạm dừng hoạt động khai thác.

Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản
Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ

Tình trạng xe container, đầu kéo, xe hợp đồng chở khách, xe chạy tuyến cố định vi phạm tốc độ dù đã được kiểm tra, xử lý nhắc nhở thường xuyên, song vẫn chưa thể chấm dứt hoàn toàn. Giải pháp đặt ra vẫn là quản lý chặt chẽ hơn nữa, xử lý nghiêm hơn nữa các phương tiện vi phạm để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này.

Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ

TIN MỚI

Return to top