ClockThứ Sáu, 15/12/2017 11:39

Ra mắt sách nghiên cứu về tượng thờ Hindu giáo

TTH.VN - Đông đảo nhà nghiên cứu, nhà văn hóa cùng người yêu sách cùng tham dự buổi giới thiệu sách “Tượng thờ Hindu giáo: từ đền tháp Chăm đến chùa miếu Việt” do Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế tổ chức sáng 15/12 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế (15 Lê Lợi, TP. Huế).

Ra mắt hai cuốn sách mới của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc XuânRa mắt công trình nghiên cứu “Mỹ thuật thời chúa Nguyễn”Ra mắt sách của ba tác giả Cố đôTriển lãm 76 hiện vật mỹ thuật cổ Phật giáo và Hindu giáo khu vực phía Nam

Cuốn sách được đánh giá cung cấp được nhiều tư liệu quý 

Cuốn sách được nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông cùng nhóm tác giả thực hiện và được NXB Thuận Hóa phát hành. Đây được xem như một công trình sau 10 năm nghiên cứu theo phương thức xã hội hóa, góp thêm tư liệu và góc nhìn về vấn đề tiếp xúc, giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong đời sống làng xã miền Trung.

Từ việc trình bày các quan điểm nghiên cứu, bối cảnh lịch sử, kết quả khảo sát, công trình đã đi sâu nghiên cứu các hiện tượng Hindu giáo ở các cơ sở tín ngưỡng hiện nay. Chủ yếu tập trung vào hiện tượng chuyển hóa và biến dưỡng văn hóa nhìn từ miền Trung Việt Nam, con đường xuôi Nam của người Việt và nghệ thuật chinh phục vùng đất mới trên góc độ văn hóa tâm linh, sự tiếp nhận hiện tượng thờ Hindu giáo trong không gian tôn giáo Việt...

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông (giữa) nói về cuốn sách - một công trình mà ông cùng đồng nghiệp cất công dã điền, nghiên cứu sau nhiều năm

Ở cuốn sách này, người đọc sẽ thấy được rất nhiều tư liệu quý rất sinh động gắn liền quá trình điền dã tận nhiều làng xã từ Quảng Bình đến Quảng Nam với 222 ảnh chụp các bức tượng, cơ sở tín ngưỡng đền, miếu, chùa, nhà thờ....

Buổi ra mắt cũng nhận được khá nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà văn hóa, nghiên cứu. Đa số đánh giá đây là cuốn sách thú vị, mở ra một hướng nghiên cứu tiếp theo cho những ai yêu thích vấn đề này. 

Tin, ảnh: P. Thành

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Vua nhạc cụ” Pi Ke Dơ

Với khả năng ca hát và sử dụng thuần thục các loại nhạc cụ dân tộc, nghệ nhân Pi Ke Dơ, 50 tuổi, xã Hồng Bắc còn được đồng bào Pa Cô gọi vui là “vua nhạc cụ”. Ông đã dành hơn 30 năm để nghiên cứu, chế tạo các nhạc cụ truyền thống và trở thành một nghệ nhân sáng tác nhạc cụ tinh xảo bậc nhất của huyện A Lưới.

“Vua nhạc cụ” Pi Ke Dơ
Người gieo nắng ấm

Chưa từng được thấy ánh sáng mặt trời vì bị khiếm thị bẩm sinh, nhưng anh Vũ Văn Tuấn (SN 1990), Phó Chủ tịch Hội Người mù (HNM) tỉnh lại có một trái tim ấm áp khi luôn mang "nắng ấm" đến với những người kém may mắn.

Người gieo nắng ấm
Nghiên cứu, sưu tầm các loại hình di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 5/7, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả đề tài KH&CN cấp tỉnh "Nghiên cứu, thống kê, sưu tầm các loại hình di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế" do Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế chủ trì thực hiện.

Nghiên cứu, sưu tầm các loại hình di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Xu hướng mới trong đào tạo và thực hành điều dưỡng

Ngày 28/6, tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế diễn ra Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ XI. Tham dự, có Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh; Chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam Phạm Đức Mục; GS. TS. Phạm Như Hiệp, Giám đốc BVTW Huế, cùng hơn 1.200 đại biểu là chuyên gia Điều dưỡng (ĐD) quốc tế, lãnh đạo, báo cáo viên đến từ các bệnh viện trong cả nước.

Xu hướng mới trong đào tạo và thực hành điều dưỡng

TIN MỚI

Return to top