ClockThứ Năm, 07/09/2023 11:43

Ruộng lúa kể chuyện nghệ thuật

TTH - Một ruộng lúa được gieo trên cánh đồng kể lại câu chuyện lịch sử, sự hàn gắn nỗi đau quá khứ và nhắc nhở người trẻ về sự quan trọng của lương thực trong đời sống hiện đại. Quá trình từ khi gieo sạ cho đến thu gặt đã được các nghệ sĩ tạo nên một tác phẩm nghệ thuật bằng video art trên nền âm nhạc đồng quê.

Anh em nghệ sĩ song sinh Lê Brothers tổ chức triển lãm "Ảo ảnh" tại Hà NộiTriển lãm “ảo ảnh” của hai họa sĩ song sinh Lê Ngọc Thanh - Lê Đức Hải: Tư duy nghệ thuật luôn động không có bờ bếnAnh em họa sĩ họ Lê ra mắt dự án nghệ thuật mới

 Nghệ sĩ Lê Đức Hải

Những nghệ sĩ ấy đặt tên cho tác phẩm của mình rất gần gũi, chân chất “Chúng tôi cùng nhau trồng lúa”. Đó là một khoảnh lúa giữa cánh đồng lúa trù phú ở hạ du sông Hương, xã Phú Mậu, TP. Huế được thực hành bởi anh em nghệ sĩ nhà Le Brothers - Lê Đức Hải, Lê Ngọc Thanh và nghệ sĩ đến từ Hàn Quốc Gemini Kim.

Đứng giữa cánh đồng vàng rực chuẩn bị thu gặt, nghệ sĩ Lê Đức Hải tâm sự: “Rất nhiều người bất ngờ và không hiểu chúng tôi đang làm gì. Chúng tôi tâm niệm rằng, người nghệ sĩ cần dấn thân để làm nghệ thuật. Có rất nhiều chất liệu để sáng tác. Với dự án này, kiểu làm không mới nhưng cách làm tương đối mới, từ cách tiếp cận. Trên nữa đó là sự đồng cảm, đồng điệu giữa Le Brothers và Gemini Kim”.

Cơ duyên nào đưa hai anh đến và thực hiện dự án tưởng chừng thú vị nhưng cũng đầy hoài nghi, mơ hồ này?

Đúng như thế, nếu mọi người chỉ xem ảnh qua mạng xã hội mà chúng tôi đăng tải lên mỗi ngày thì khó hiểu được chúng tôi đang làm gì. Câu chuyện bắt đầu từ năm 2019, khi đó Le Brothers sang một trung tâm nghệ thuật ở Hàn Quốc để triển lãm thì có duyên gặp Gemini Kim. Không lâu sau đó, chúng tôi mời Gemini Kim sang Huế để nhiệm trú sáng tác. Gemini Kim đồng ý và khi chúng tôi hỏi muốn làm gì, ngay lập tức anh ấy bảo: Trồng lúa.

Nghe có gì đó hơi… lạc đề, nhưng Le Brothers tôn trọng mọi quan điểm, suy nghĩ bởi làm nghệ thuật có nhiều cách thể hiện, biểu đạt. Chúng tôi đồng ý!

Nghệ thuật… trồng lúa, thật khó hiểu?

Đúng là một câu chuyện dài. Khởi nguồn từ Gemini Kim. Anh ấy trước kia làm trong ngành dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Một ngày anh ấy nhận ra rồi đây mình lớn tuổi và cảm nhận được rằng chỉ có thực hành nghệ thuật mới hạnh phúc. Anh ấy bỏ nghề và lấy toàn bộ số tiền tích góp được sang Anh để học ngành nghệ thuật đương đại. Trở về Hàn Quốc anh ấy dành toàn bộ thời gian để sáng tác.

Dù sáng tác ở rất nhiều thể loại, nhưng ước nguyện một ngày sang Việt Nam để làm video art trình diễn trồng lúa luôn là nỗi đau đáu ẩn hiện trong đầu Gemini Kim. Lúa trong anh ấy là một câu chuyện dài, một điều gì đó còn dang dở phải thực hiện thay cho người cha của mình.

Lúa và sự dang dở của Gemini Kim có gì đó hơi mâu thuẫn?

Trong quá khứ, cha của Gemini Kim từng tham chiến tại Việt Nam với vai trò là lính thông tin. Mỗi khi nghĩ về điều đó, ông ấy thấy có lỗi, ân hận. Cứ mỗi lần như thế, ông ấy thường kể lại với người con trai - Gemini Kim. Xúc động với nỗi ân hận của cha, Gemini Kim luôn mong một ngày sẽ sang Việt Nam thay cha nói lời xin lỗi bằng tác phẩm nghệ thuật.

 Ruộng lúa được anh em Le Brothers và nghệ sĩ Hàn Quốc Gemini Kim thực hiện dự án

Quê cha Gemini Kim ở Bắc Triều Tiền. Năm 1953 chiến tranh liên Triều xảy ra, ông ấy di cư từ miền Bắc xuống miền Nam. Những ngày ở miền Nam, ông ấy nhớ về quê hương, nhớ về vùng quê trồng lúa nước cho ra những hạt gạo ngon nhất miền Bắc.

Nhớ lời kể của cha, một lần tình cờ đến Cục Dự trữ Nhật Bản tìm tài liệu, Gemini Kim biết được nơi đây có lưu trữ giống lúa của vùng quê nơi cha mình sinh ra. Ông đã xin giống lúa ấy để trồng trên đất Nhật, rồi đưa về Hàn Quốc tặng cha, rồi cùng trồng lấy gạo ăn để nhớ về cội nguồn.

Gemini Kim nâng niu, quý trọng hạt lúa như thế. Và tác phẩm nghệ thuật được tạo ra từ lúa luôn nằm trong đầu anh, vấn đề là thể hiện bằng cách nào.

Hành trình cùng Le Brothers sáng tạo tác phẩm bằng lúa được lên kế hoạch ra sao?

Năm 2019, Gemini Kim qua không gian sáng tác của Le Brothers cùng một ít giống lúa. Ban đầu, anh ấy gieo trong từng chậu nhỏ nhưng vì nhiều yếu tố thời tiết, thổ nhưỡng và một phần chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên việc gieo trồng cũng như quay tác phẩm thất bại.

Anh ấy không buồn lòng và quyết tâm sẽ thực hiện lại dự án. Thế nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên đến đầu năm 2023 mới quay lại Huế và cùng Le Brothers lên một kế hoạch bài bản và chơi một “cuộc chơi lớn”.

Cả 3 chúng tôi tìm về vùng trồng lúa nằm ở hạ du sông Hương thuộc địa phận xã Phú Mậu. Tại đây sau một thời gian khảo sát đã tìm thuê được 1,5 sào ruộng của nông dân cũng như nhận được sự hỗ trợ từ bà con, chúng tôi quyết định thực hiện dự án.

Chúng tôi làm công việc đồng áng như một người nông dân thực thụ. Từ làm đất, vào nước, thuê máy móc cày cuốc, gieo sạ và chăm sóc bài bản. Lúa được sạ bao gồm 2kg giống được Gemini Kim nâng niu, đưa từ Hàn Quốc qua và một ít giống lúa của người dân bản địa, trộn lại để… tạo nên tác phẩm.

Bà con vùng trồng lúa có nói các anh “bị khùng” không?

(Cười lớn)! Ban đầu thấy chúng tôi đi ô tô về cánh đồng và bày tỏ nguyện vọng, bà con nơi đây ồ lên, tưởng là đùa. Thời buổi này rồi sao có 3 ông nghệ sĩ kỳ quái, đi ô tô về đồng ruộng để xin trồng lúa, ai cũng thắc mắc và hoài nghi.

Thế rồi chúng tôi bình tĩnh nói về ý tưởng, kể về ước nguyện của Gemini Kim và tác phẩm chúng tôi muốn tạo ra. Nghe vậy bà con đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ các công đoạn trên cánh đồng.

Quá trình trồng lúa và tạo ra tác phẩm video art diễn ra như thế nào?

Chúng tôi đảm nhận vai trò của một người nông dân đúng nghĩa. Sẽ làm các phần việc, các khâu từ khi gieo sạ cho đến khi thu gặt một cách bài bản, nghiêm túc. Và tất cả những quá trình đó được chúng tôi ghi hình lại bằng hình ảnh của video art một cách chi tiết.

Quá trình đó diễn ra tròn 90 ngày. Ngày nào, nghệ sĩ và tình nguyện viên cũng ra thăm ruộng lúa, chụp ảnh và cập nhật lên trang cá nhân của nghệ sĩ và nhóm - đó là một tiến trình dài hơn, vất vả của các thành viên tham gia.

Quá trình này được dựng thành một đoạn phim ngắn, dài khoảng 10 phút. Trong đó, ghi lại những khoảnh khắc quan trọng ở nhiều góc quay, thời gian từ khi hạt giống đang nhú mầm cho đến khi cây lúa phát triển, trổ đòng, cho hạt, chín vàng, thu hoạch…

Phim còn sử dụng âm nhạc được thu theo ý đồ từ những bài hát đồng quê của Triều Tiên và Việt Nam qua sự hỗ trợ làm mới từ một nghệ sĩ ở Hà Nội.

Điều quan trọng anh muốn nhắn gửi đến mọi người từ tác phẩm này là gì?

Không gì hơn đó là sự đồng cảm, sự chia sẻ thông qua hình ảnh cây lúa. Lúa gạo là thức ăn mà chúng ta đang ăn, đang hấp thụ và cho ta sự sống hàng ngày. Vì thế, khi kết thúc dự án này, chúng tôi sẽ nấu một bữa cơm để “thiết đãi” những người giúp đỡ dự án như một lời cảm ơn chân thành.

Một ít sẽ được Gemini Kim đưa về Hàn Quốc. Một ít còn lại chúng tôi sẽ giữ để tạo ra tác phẩm sắp đặt trong tương lai. Và ít nữa, chúng tôi sẽ làm quà để tặng cho mọi người.

Còn tác phẩm video art thì bao giờ ra mắt công chúng và thông điệp của sản phẩm ấy là gì?

Hiện triển lãm đang được giới thiệu đến công chúng tại Busan, Hàn Quốc.

Chúng tôi từng có nhiều đợt trò chuyện, chia sẻ với người trẻ. Điều chúng tôi buồn lòng đó là thế hệ trẻ ngày này gần như lãng quên những gì thực tại hàng ngày họ phải trải qua. Nhiều người trẻ quên đi cây lúa, dù nhà họ có làm ruộng và ngày nào cũng ăn cơm từ hạt gạo. Dự án này chúng tôi còn muốn xem đó như một lời nhắc nhở để người trẻ hiểu hơn về cây lúa.

Xin cảm ơn anh!

Nhật Minh (Thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ
Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

Không chỉ vinh dự, những nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) xem đó còn là trọng trách nặng nề trong hành trình bảo tồn, trao truyền những giá trị văn hóa cho hậu thế. Họ như là vốn quý, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn của đất nước.

Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

TIN MỚI

Return to top