ClockThứ Bảy, 25/06/2022 22:42

Sắc màu văn hóa hội tụ về Cố đô Huế

TTH.VN - Tối 25/6, tại sân khấu trước lầu Ngũ Phụng (Đại Nội), tuần lễ Festival Huế 2022 chính thức khai màn bằng chương trình nghệ thuật đặc sắc.

Kiểm tra an ninh trước giờ khai mạc Festival Huế 2022Khinh khí cầu bay trên bầu trời Cố đôHơn 200 doanh nghiệp trên cả nước tham gia Hội chợ thương mại Festival Huế 2022Công tác tổ chức Festival Huế 2022 phải đảm bảo an toàn, chu đáoTổng duyệt chương trình khai màn Festival Huế 2022Lan tỏa thương hiệu “Huế - Kinh đô ẩm thực”Góp phần giữ gìn bản sắc quê hương

Pháo hoa trong đêm khai màn

Đến dự chương trình có Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương - Nguyễn Xuân Thắng; cùng lãnh đạo các Ban, Bộ, Ngành Trung ương. 

Về phía lãnh đạo tỉnh có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, cùng các vị trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh; Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ…

Chương trình diễn ra 90 phút, có chủ đề "Đất nước thái hòa" được chia làm 3 phần: Bài thơ đô thị; tinh hoa hội tụ và Huế - Thành phố xanh. Nhiều tiết mục nghệ thuật thể hiện những nét riêng về Huế và sự hội nhập - phát triển. Chương trình khai màn còn là sự kết hợp với trình diễn thời trang áo dài độc đáo và hiệu ứng công nghệ chiếu sáng tiên tiến và pháo hoa nghệ thuật đặc sắc.

Phát biểu khai màn tuần lễ Festival Huế 2022, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Festival Huế 2022 - Nguyễn Thanh Bình cho biết, trải qua hơn 20 năm, Festival Huế với giá trị thương hiệu của mình đã thật sự là một lễ hội văn hóa - nghệ thuật có quy mô quốc gia và tầm cỡ quốc tế, góp phần giới thiệu tinh hoa văn hóa Huế, quảng bá điểm đến xinh đẹp, an toàn, thân thiện Cố đô Huế - Việt Nam, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nhằm tiếp tục phát huy thương hiệu Festival Huế, đa dạng hóa các loại hình tổ chức lễ hội, hướng đến sự tham gia của cộng đồng nhân dân; tăng cường đẩy mạnh xã hội hóa công tác tổ chức các lễ hội trong Festival Huế, gắn hoạt động lễ hội với các sản phẩm du lịch, tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành tổ chức Festival Huế theo định hướng bốn mùa lễ hội, bao gồm các lễ hội truyền thống từ cung đình, dân gian, tôn giáo, đến nghệ thuật đương đại được trải dài trong năm, phù hợp với thực tế địa phương, thuận tiện cho du khách và công chúng tham gia.

“Có chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”, với phương châm giữ cốt cách truyền thống nhưng cách thể hiện luôn luôn mới; sự hội tụ tinh hoa tiêu biểu cho bản sắc văn hóa vùng miền, quốc gia gắn với giao lưu, hợp tác văn hóa quốc tế, hướng đến sự tham gia của cộng đồng để Nhân dân và du khách vừa là người thực hiện, vừa là chủ thể sáng tạo, Festival Huế 2022 sẽ tiếp tục khẳng định quyết tâm xây dựng Huế thành thành phố Festival của châu Á, xứng tầm là một trong những trung tâm văn hóa - du lịch đặc sắc của Việt Nam”, Trưởng Ban tổ chức Festival Huế 2022 - Nguyễn Thanh Bình mong muốn.

Những hình ảnh lung linh, đa sắc màu trong đêm khai màn:

Hoà tấu “Đất nước Thái Hoà” mở đầu cho đêm khai màn

Múa Lục cúng hoa đăng

Phần hai chương trình được bắt đầu bằng tiết mục “Hello Việt Nam”

Chầu văn Huế “Âm sắc Hương Bình”

Văn hóa Tây Bắc thể hiện qua tiết mục “Lào Cai - Tây Bắc vào hội xuân”

Liên khúc đêm hội Ban Mê – Tây Nguyên

Trang phục truyền thống các nước Đông Nam Á trong một tiết mục

Trình diễn áo dài “Tinh khôi” kết hợp với âm nhạc của Ban nhạc Charm Band

Trình chiếu Mapping hiện đại “Huế - Thành phố Xanh” lên lầu Ngũ Phụng

Tiết mục coda kết thúc “Huế dáng hình quê hương” kết hợp với pháo hoa nghệ thuật

Clip đêm khai màn

Đức Quang – Minh Quân (Thực hiện)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Return to top