ClockThứ Ba, 20/06/2017 15:02

Sưu tầm, số hóa nhiều tài liệu Hán Nôm quý

TTH.VN - Tại lễ khai mạc chương trình “Sưu tầm, số hóa tài liệu Hán Nôm” và khai mở Hòm bộ sắc phong, tư liệu làng Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc) diễn ra sáng 20/6, ban tổ chức (Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế phối hợp Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh) cho biết kết quả khảo sát cho thấy có nhiều tài liệu Hán Nôm giá trị ở các địa phương trong tỉnh.

Khai mở Hòm bộ sắc phong, tư liệu làng Mỹ Lợi

Khảo sát sơ bộ tại các làng, nhất là làng Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ) có tài liệu Hán Nôm khá phong phú và đa dạng, đủ các loại hình loại tài liệu như: sắc phong, chế phong, văn bản đất đai, bằng cấp, văn tế, văn cúng, Hương ước, gia phả,… có niên đại từ thời Cảnh Hưng, Lê, các chúa Nguyễn và vua nhà Nguyễn. Đặc biệt, có văn bản khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Nhiều tư liệu Hán Nôm có giá trị ở làng Mỹ Lợi được sưu tầm, số hóa

Kết thúc đợt sưu tầm, số hóa tại xã Vinh Mỹ, Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế phối hợp Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục triển khai hoạt động này tại khoảng 20 làng, chùa của 10 xã, phường ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Đây là năm thứ 9 Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế phối hợp Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh tổ chức hoạt động sưu tầm, số hóa tài liệu Hán Nôm. 8 năm qua, hai đơn vị đã số hóa tại 14 phủ đệ, 68 làng, đền thờ và nhà vườn với 316 họ tộc.

Ứng dụng công nghệ thông tin để số hóa tài liệu Hán Nôm

Theo BTC, hệ thống tư liệu văn bản Hán Nôm đã sưu tầm, số hóa sau khi tuyển dịch sẽ giúp bổ sung nhiều chỗ trống trong lịch sử, nhiều chỗ không cụ thể hoặc thiếu sót trong nghiên cứu lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế của địa phương, vùng, cả nước dưới các triều Tây Sơn, chúa Nguyễn và vua Nguyễn.

Tin, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quản trị bệnh viện trong tình hình mới

Đây là chủ đề thu hút sự quan tâm của lãnh đạo nhiều bệnh viện tại Hội nghị thường niên Câu lạc bộ (CLB) Giám đốc các bệnh viện khu vực Miền Trung năm 2024 diễn ra chiều 11/12. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động “Chào mừng 130 năm thành lập BVTW Huế”.

Quản trị bệnh viện trong tình hình mới
Di sản thời số hóa

Ứng dụng công nghệ số đang góp phần thay đổi phương thức bảo tồn, phát huy giá trị di sản một cách hiệu quả.

Di sản thời số hóa
Sáng tác hơn 200 tác phẩm lời mới dân ca, tranh vẽ và sưu tầm trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Hơn 200 tác phẩm dự thi là kết quả sau hơn 6 tháng Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phát động cuộc thi sáng tác lời mới trên làn điệu dân ca Huế; tranh vẽ về văn hóa Huế và sưu tầm trò chơi, ca dao, đồng dao, thơ ca dân gian địa phương phù hợp với giáo dục mầm non. Lễ tổng kết cuộc thi được Sở GD&ĐT tổ chức sáng 15/11.

Sáng tác hơn 200 tác phẩm lời mới dân ca, tranh vẽ và sưu tầm trò chơi dân gian cho trẻ mầm non
Hơn 16.000 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024

Được phát động từ tháng 4 đến nay, cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 thu hút 16.358 bài dự thi đến từ 120 trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tham gia.

Hơn 16 000 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024
Truyền thông chuyên nghiệp cho công tác thư viện

Sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin trong kỷ nguyên số đã làm thay đổi mạnh mẽ hoạt động truyền thông của thư viện. Nếu làm tốt công tác truyền thông thì cộng đồng sẽ dễ dàng nhận diện rõ được vai trò, đóng góp của thư viện, giúp cộng đồng nhận biết, có ấn tượng tốt, kích thích việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thư viện nhiều hơn. Đó là một trong nhiều nhận định được các chuyên gia, những người làm công tác thư viện đưa ra khi bàn về việc truyền thông, quảng bá văn hóa đọc trong đời sống hiện nay.

Truyền thông chuyên nghiệp cho công tác thư viện

TIN MỚI

Return to top