ClockThứ Năm, 16/05/2024 15:36

Tái hiện lễ hội tạ ơn núi rừng của đồng bào Cơ Tu

TTH.VN - Lễ hội Tậc Ka Coong là lễ hội được đồng bào Cơ Tu cúng tạ ơn thần núi, rừng, sông, suối trong phạm vi làng cai quản, đã ban tặng cho con cháu làng bản của họ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sung túc đủ đầy, mùa màng bội thu, sức khỏe bình an.

Lễ Ban Sóc mở màn Festival Huế 2024Sắc màu Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam’ năm 2023"Ban Sóc, từ lễ tết Cung đình đến khai hội Festival Huế

Lễ hội Tậc Ka Coong chính là tinh hoa văn hóa mang giá trị nhân văn sâu sắc giữa con người với ngọn núi, cánh rừng, con sông, dòng suối

Trong khuôn khổ Ngày hội “Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ 15-2024, UBND huyện A Lưới lần đầu tiên tổ chức tái hiện trích đoạn sân khấu hóa lễ hội Tậc Ka Coong của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới.

Nghi lễ diễn ra tại không gian Quảng trường A Lưới vào sáng 16/5 bao gồm các bước chính như Choh cọ (chôn cây nêu), Tong Ti rị (lễ buộc trâu), Chươt Ti rị (đâm trâu) và cúng lễ hội Tấc Ka Coong (cúng thần núi) được trình diễn bởi các già làng, nghệ nhân xã Hồng Hạ, Lâm Đớt và đội nghệ thuật quần chúng huyện A Lưới.

Mở đầu bằng việc chôn cây nêu xuống đất thiêng của làng và ước nguyện đó chính là thông điệp cho khách qua đường đến với lễ hội. Cầu mong cây nêu luôn vững chãi, không nghiêng ngả, gãy đổ khi buộc trâu, cho lễ hội được thành công tốt đẹp. Tuy nhiên, ở phần nghi thức buộc và đâm trâu đã được ban tổ chức lược bỏ bởi không còn phù hợp với đời sống cộng đồng trong thời điểm hiện đại.

Thay vào đó, là nghi thức dâng mâm cỗ để cúng cho các vị thần linh. Người dâng mâm cỗ này được các vị già làng tuyển chọn, họ là những cô gái, chàng trai đẹp người đẹp nết, có tâm hồn thánh thiện, trong sáng. Và các món ăn được chế biến từ những phần ngon nhất của các vật tế, trâu, bò, dê, heo, gà... các món bánh a koat, a zưh, âng co được làm từ những hạt nếp nương dẻo thơm.

Sau khi mời thần, dân làng thực hiện nghi thức tạ ơn các vị thần đã ban cho làng bản người Cơ Tu cuộc sống bình yên, no đủ và cho con cháu trưởng thành nên người. Họ cũng cầu xin các vị thần tiếp tục bảo vệ che chở và ban cho con cháu, làng bản sức khỏe, may mắn, thịnh vượng, an lành, hạnh phúc.

Xuyên suốt lễ hội từ đầu đến cuối là tiếng chiêng, nhịp trống rộn ràng, nhịp nhàng và uyển chuyển tạo nên không khí lễ hội sôi động. Theo ban tổ chức, ngày nay con cháu người Cơ tu A Lưới vẫn còn lưu truyền, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của chính dân tộc mình. Và lễ hội Tậc Ka Coong chính là tinh hoa văn hóa mang giá trị nhân văn sâu sắc giữa con người với ngọn núi, cánh rừng, con sông, dòng suối. Làng bản người Cơ tu luôn sống biết ơn, tôn thờ và mãi gắn bó, chan hòa với vạn vật, thiên nhiên, nơi mình sinh ra, lớn lên và trưởng thành.

Những hình ảnh tại nghi lễ :

 Nghi lễ diễn ra ở Quảng trường A Lưới và cây nêu được xem là biểu tượng sức mạnh khối đại đoàn kết của con cháu làng bản
Những chàng trai, cô gái là nam thanh nữ tú  được già làng chọn tham gia lễ hội 
 Lễ vật truyền thống được đồng bào Cơ Tu đặt dưới cây nêu
 Các thiếu nữ Cơ Tu với điệu múa truyền thống 
Các món ngon được chế biến, dâng lên thần linh 
 Già làng và dân làng thực hiện nghi thức tạ ơn các vị thần đã ban cho làng bản người Cơ Tu cuộc sống bình yên, no đủ 
 Con cháu người Cơ Tu ở A Lưới lưu truyền, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc mình
Tiếng cồng chiêng, tiếng trống, tiếng kèn... làm cho không khí của lễ hội trở nên sôi động 
 Nụ cười duyên dáng của một thiếu nữ Cơ Tu bên không gian lễ hội

 Người dân huyện A Lưới và du khách gần xa chăm chú theo dõi lễ hội

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản
San lấp mặt bằng vi phạm hành lang an toàn tuyến quốc lộ

Ngày 18/10, Hạt Quản lý đường bộ Bình Điền (Công ty CP Quản lý và xây dựng Đường bộ Thừa Thiên Huế) cho biết đã tiến hành lập biên bản xác lập vụ việc, hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với một hộ dân trên địa bàn.

San lấp mặt bằng vi phạm hành lang an toàn tuyến quốc lộ
Tìm giải pháp bảo tồn lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu

UBND huyện Nam Đông và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan sẽ khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin về lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông. Điều này làm cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ, toàn diện một quy trình nghi lễ bỏ mả truyền thống cho công tác phục hồi, bảo tồn phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu.

Tìm giải pháp bảo tồn lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu

TIN MỚI

Return to top