ClockThứ Hai, 31/12/2018 10:59

Tái hiện lễ lên ngôi của hoàng đế Quang Trung

TTH.VN - Sáng 31/12, tại tượng đài Quang Trung nằm dưới chân núi Bân (cạnh núi Ngự Bình, TP Huế) diễn ra lễ dâng hương nhân kỉ niệm 230 năm Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1788-2018).

Kỷ niệm 228 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế

Tái hiện lễ lên ngôi của hoàng đế Quang Trung cách đây 230 năm về trước

Buổi lễ do UBND TP. Huế tổ chức. Đến dự có ông Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; cùng các Uỷ viên TVTU, đại diện các cơ quan ban ngành, đông đảo du khách, người dân địa phương…

Núi Bân cách đây 230 năm trước, Nguyễn Huệ chọn để đặt bàn tế trời và làm lễ đăng quang hoàng đế, lấy hiệu Quang Trung. Ngay sau đó, đích thân nhà vua dẫn đại quân tiến ra Bắc đánh đuổi 29 vạn giặc Mãn Thanh xâm lược. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, hào hùng bằng hoạt cảnh “Tiếng trống núi bân” tái hiện lại cảnh tuyển quân, luyện lính, đăng quang… rồi xuất quân lên đường ra Thăng Long đánh dẹp quân xâm lược.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND TP. Huế cho biết, lễ dâng hương kỷ niệm có nhiều ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng tôn kính và tri ân sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền, quân, dân tỉnh Thừa Thiên Huế đối với phong trào Tây Sơn và người Anh hùng dân tộc “áo vải cờ đào” Nguyễn Huệ - Quang Trung.

Ngay sau nghi lễ, các đại biểu, du khách và người dân thành kính dâng hương lên hương án đặt dưới chân tượng đài nhằm tưởng nhớ vị Anh hùng áo vải Quang Trung.

 

Ông Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các cơ quan ban ngành dâng hương tưởng niệm

Núi Bân là nơi mà đúng ngày này 230 năm trước, Nguyễn Huệ chọn để đặt bàn tế trời và làm lễ đăng quang hoàng đế, lấy hiệu Quang Trung

Một hoạt cảnh tuyển quân, luyện tập dưới thời Quang Trung

Vào thời điểm đó, mọi sự chuẩn bị dù rất gất rút nhưng với lòng yêu nước những người lính đã quên mình thao luyện trước khi tiến ra Bắc đánh quân xâm lược

Khung cảnh tái diễn diễn ra dưới trời mưa nặng hạt

Với lối đánh tiến công thần tốc, bất ngờ, táo bạo và mãnh liệt, vua Quang Trung đã đại phá quân Thanh, giữ vững nền độc lập và chủ quyền của quốc gia dân tộc

Lễ tế trời và lễ lên ngôi hoàng đế của vị anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ

Vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân gắn liền với những thành tựu to lớn của phong trào Tây Sơn, với tên tuổi và sự nghiệp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung

Cảnh biểu diễn lân sư rộng tại lễ kỉ niệm

Các vị cao niên, bô lão, nhà nghiên cứu... dâng hương lên hoàng đế Quang Trung

P. Thành - L. Thọ (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tái hiện lễ lên ngôi và đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung

Tối 6/1, tại khu vực Tượng đài vua Quang Trung, núi Bân, phường An Tây, TP. Huế, UBND TP. Huế tổ chức chương trình nghệ thuật tái hiện lễ lên ngôi và đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ; lãnh đạo tỉnh, TP. Huế, các sở ban ngành, địa phương và đông đảo người dân trên địa bàn.

Tái hiện lễ lên ngôi và đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung
Kỷ niệm 235 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân Thanh

Sáng 6/1, tại Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ (phường An Tây, TP. Huế), UBND TP. Huế tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 235 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân Thanh. Tham dự có đại diện lãnh đạo thành phố, các sở ban ngành, đoàn thể và người dân trên địa bàn.

Kỷ niệm 235 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân Thanh
Miếu Đôi làng Dạ Lê Chánh có phải là nơi thờ hai vò xương sọ Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ?

Có gỉa thuyết về việc hai vò xương sọ của hai anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ sau khi được một số quan binh bí mật phá ngục thất – nơi giam giữ vò xương sọ - nhân sự kiện “Thất thủ Kinh đô Huế năm 1885” đã đưa về chôn ở Miếu Đôi, ngày nay ở làng Dạ Lê Chánh (phường Thủy Vân, TP. Huế).

Miếu Đôi làng Dạ Lê Chánh có phải là nơi thờ hai vò xương sọ Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ
Return to top