ClockThứ Ba, 14/11/2023 16:25

Tập huấn công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

TTH.VN - Ngày 14/11, tại huyện A Lưới, Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) chủ trì khai mạc Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu, cho cán bộ văn hoá xã và người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện A Lưới.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực di sản văn hóa Nâng cao năng lực, nhận thức và thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN

 Nghệ nhân dệt zèng giới thiệu nghề truyền thống đến du khách 

Huyện A Lưới là nơi hội tụ sắc màu văn hóa của 5 dân tộc chính là Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu, Pa Hy và Kinh. A Lưới còn là một vùng đất còn lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc. Đặc biệt là các lễ hội truyền thống văn hóa dân tộc, trong đó đậm nét nhất là Lễ hội A Riêu Ping của người Pa Cô.

Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện A Lưới đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng tôn vinh các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc; tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, các địa phương trong tỉnh.

Trong 2 ngày (14 và 15/11) diễn ra hội nghị, các học viên được phổ biến chủ trương, chính sách và pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa. Phương pháp nhận diện và bảo tồn, phát huy di sản văn hóa. Kinh nghiệm xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng và tổ chức học tập kinh nghiệm tại một số điểm di tích trên địa bàn.

Dịp này, các học viên được phổ biến, quán triệt các chuyên đề chính về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác văn hoá dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu, xây dựng môi trường văn hoá cơ sở…

Lớp tập huấn nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh nói chúng và huyện A Lưới nói riêng. Cung cấp cho các học viên một số chủ trương, chính sách mới, một số thay đổi trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nội dung bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa. Đồng thời, giúp học viên nhận diện rõ hơn các di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc trên địa bàn tỉnh, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa để góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Tin, ảnh: NGUYÊN ĐỊNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top