ClockThứ Bảy, 12/12/2020 17:28

Tập trung công tác tuyên truyền về văn hóa đọc sách

TTH.VN - Nội dung này được UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định nhấn mạnh tại buổi làm việc về định hướng phát triển các câu lạc bộ (CLB) đọc sách, võ thuật, ca Huế tại các trường học vào sáng 12/12.

“Sách trong đời sống Huế”Hình thành “Tủ sách Huế” để giữ gìn văn hóa đọcGiới thiệu hơn 10 ngàn đầu sách đến độc giả

Các đại biểu đưa ra nhiều ý kiến đóng góp nhằm phát triển tốt hơn các hoạt động giáo dục toàn diện đối với học sinh trên địa bàn TP.Huế

Tham dự có lãnh đạo UBND và các ban ngành TP. Huế; các trường THCS, tiểu học trên địa bàn TP.Huế; Viện trưởng Viện nghiên cứu Huế Cung Trọng Cường; Trưởng Văn phòng Dự án Zhi-shan Foundation Taiwan Hoàng Trọng Thủy; đại diện nhà xuất bản, giới thiệu sách và các đơn vị liên quan.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã đánh giá tình hình hoạt động của các CLB, các mô hình đọc sách, phát triển năng khiếu, kỹ năng trong các trường tiểu học, THCS; trao đổi về các giải pháp, phương án để duy trì, phát triển tốt hơn các hoạt động giáo dục toàn diện, trong đó xác định tầm quan trọng của thói quen và phương pháp đọc sách đối với học sinh.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định đánh giá kết quả, nỗ lực của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố, lãnh đạo các trường học đã quan tâm, đầu tư cho việc phát triển các CLB năng khiếu, đọc sách, võ thuật tại các trường học. Qua đó, đề nghị Phòng Giáo dục - Đào tạo tiếp thu ý kiến các thành viên nêu ra trong buổi làm việc, xây dựng kế hoạch về phát triển đọc sách của học sinh ở các cấp học, trình UBND TP. Huế trước 15/1/2021 để báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy.

Trên cơ sở kế hoạch được xây dựng, Phòng Giáo dục - Đào tạo triển khai điểm ở một số trường, tiến hành tổng kết mô hình điểm vào cuối năm 2021, tiếp tục hoàn chỉnh kế hoạch, triển khai trên diện rộng ở tất cả các trường học trực thuộc từ năm 2022.

UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định (bìa trái) trao đổi về việc phát triển các CLB đọc sách, ca Huế, võ thuật trên địa bàn

Để phát huy hiệu quả, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố cần đánh giá lại những việc đã thực hiện được trong thời gian qua về xây dựng, duy trì, phát triển các CLB đọc sách, ca Huế, võ thuật… tại các trường học và những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề cần có sự hỗ trợ của các cấp ủy, chính quyền các cấp. Quá trình xây dựng mô hình làm điểm phải chọn các trường học có điều kiện khác nhau để xác định được phương án triển khai phù hợp, hiệu quả nhất.

Bí thư Thành ủy Phan Thiên Định xác định trách nhiệm của hệ thống chính trị thành phố trong thời gian đến là cần tập trung công tác tuyên truyền trong toàn xã hội về văn hóa đọc sách để việc triển khai kế hoạch được thực hiện thuận lợi, thành công. Về các CLB năng khiếu, các trường học cần chủ động trong tìm kiếm, kêu gọi xã hội hóa từ các cựu học sinh của trường, các nhà tài trợ để có nguồn kinh phí thành lập, phát triển; lãnh đạo thành phố sẽ quan tâm, kết nối, đặc biệt là các chuyên gia trong các lĩnh vực trên để có sự hỗ trợ tích cực cho các trường học về phương pháp, kỹ thuật hình thành, phát triển các CLB nhằm hướng đến sự phát triển toàn diện của các thế hệ học sinh trên địa bàn TP. Huế.

Tin, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Đọc lại “Mạ tui” - Nhớ một người thầy - một nhà văn… không nổi tiếng

Tự truyện “Mạ tui” của Nguyễn Viết An Hòa được NXB Thuận Hóa in từ năm 2018, đã được “nối bản” nhiều ngàn cuốn, mặc dù theo quan niệm thông thường, tác giả là người không/chưa nổi tiếng. Hơn chục năm trước, trong một cuốn sách đã in, tôi nêu vấn đề “Tự truyện không chỉ dành cho người nổi tiếng”.

Đọc lại “Mạ tui” - Nhớ một người thầy - một nhà văn… không nổi tiếng

TIN MỚI

Return to top