ClockThứ Hai, 07/09/2020 05:45

Tìm hướng đi bền vững trong bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống

TTH - Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững và hướng đến kết hợp hài hòa với phát triển kinh tế - xã hội đang được TX. Hương Thủy xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế, đô thị động lực của tỉnh.

Mô hình dòng họ văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mớiGiữ gìn tính cách Huế - văn hóa Huế

Đua Trải trên sông Vực luôn thu hút hàng ngàn người xem

Tiềm năng & lực cản

Ngoài việc được biết đến khi có hơn 40 lễ hội, trong đó tiêu biểu như: “Chợ quê ngày hội”, hội bài chòi ở xã Thủy Thanh, lễ vía Quán Thế Âm, đua trải…, thu hút hàng ngàn lượt du khách và người dân tham gia, Hương Thủy còn là địa phương có nhiều giá trị văn hóa được nhân rộng trên toàn tỉnh, như: đám tang không để quá 3 ngày ở phường Thủy Dương, mô hình không dùng túi ni lông ở xã Thủy Tân, góp gạo cho gia đình có tang ở tổ 5 phường Thủy Châu, không dọn cỗ trong đám tang ở thôn Công Lương xã Thủy Vân… cùng các làng nghề thủ công truyền thống như tăm tre Vỹ Dạ (xã Thủy Bằng), nghề rèn cầu Vực (Thủy Châu)...

Những năm qua, trong quá trình triển khai thực hiện đề án “Khảo sát, thống kê hệ thống di tích lịch sử, công trình có giá trị kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật và danh lam thắng cảnh”, Hương Thủy đã tiến hành khảo sát gần 150 địa điểm có giá trị về văn hóa, nghệ thuật và danh lam thắng cảnh trên địa bàn, kiểm kê phát hiện các hiện vật có giá trị đề xuất đưa danh mục bảo vệ với trên 600 hiện vật, thẩm định sơ bộ phát hiện hơn 100 hiện vật có niên đại trên 100 năm tuổi cùng nhiều hiện vật có giá trị khác.

Cũng qua khảo sát, các di tích, di sản hiện có ở điểm du lịch cầu ngói Thanh Toàn, các hoạt động của “Chợ quê ngày hội”, hội bài chòi… rất có giá trị lịch sử, văn hoá, truyền thống, là tiềm năng quan trọng mà Hương Thủy đã và đang có những kế hoạch, giải pháp phù hợp, cụ thể, như: dựa vào cộng đồng để kết nối các điểm di tích, văn hóa… thành một số tour, tuyến du lịch thường xuyên; nâng cao chất lượng để hoà nhịp cùng những kỳ Festival Huế, những lễ hội, sự kiện lớn của tỉnh…

“Thực tế, do tác động của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập, một số nét bản sắc văn hoá truyền thống trên địa bàn, như: trang phục, văn hoá - văn nghệ dân gian, phong tục tập quán... đang bị pha tạp và dần mai một. Nhiều làn điệu dân ca, điệu múa cổ truyền, nhạc cụ dân tộc, lễ hội, một số nghề thủ công truyền thống… bị thất truyền. Trong khi đó, công tác bảo tồn, trùng tu, quản lý và phát huy giá trị văn hoá truyền thống ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức, cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ hoạt động văn hoá chưa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ của Nhân dân, lực lượng cán bộ làm công tác sáng tác, nghiên cứu khoa học còn thiếu”, ông Nguyễn Phương Toàn, Trưởng phòng Văn hóa & Thông tin TX. Hương Thủy nhìn nhận.

Tìm hướng đi bền vững

Bên cạnh những giá trị, điểm đến về văn hóa, du lịch nói trên, nếu không tính miếu Bà Giàng (P. Thủy Lương) đang làm hồ sơ đề nghị UBND tỉnh công nhận di tích cấp tỉnh, hiện trên địa bàn TX. Hương Thủy có 15 di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng, trong đó có 9 di tích cấp tỉnh, 6 di tích cấp quốc gia.

Dẫu biết, để được công nhận, bản thân di tích phải mang các yếu tố đặc thù, tiêu biểu, cũng như có những đóng góp nhất định trong sự phát triển văn hóa, lịch sử, cách mạng, kiến trúc…, nhưng rõ ràng, con số 15 di tích được công nhận nói trên vẫn chưa tương xứng với bề dày của một vùng đất giàu truyền thống, mang trong mình rất nhiều giá trị về lịch sử, cách mạng, văn hóa, nghệ thuật như Hương Thủy.

“Thời gian qua, một số trường học ở thị xã thường tổ chức hoạt động ngoại khóa, tạo điều kiện cho học sinh tham quan, tìm hiểu những di tích văn hóa, cách mạng, lịch sử trên địa bàn, như: Chiến khu Dương Hòa, cầu ngói Thanh Toàn, Đền thờ 27 liệt sĩ Ấp Tư Mỹ Thủy... Một mặt tạo thêm sân chơi bổ ích, giúp học sinh hiểu rõ hơn, tự hào hơn cùng ý thức gìn giữ những giá trị quý báu của cha ông để lại. Mặt khác, câu chuyện về những nơi đến sau chuyến đi của học sinh với bạn bè, người thân chính là “kênh quảng bá” hiệu quả, giúp những giá trị văn hóa đặc sắc, những truyền thống cách mạng hào hùng của Hương Thủy lan tỏa rộng hơn”, bà Cái Thị Duyên, Phó Trưởng phòng Văn hóa & Thông tin TX. Hương Thủy chia sẻ.

Để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững, hướng đến kết hợp hài hòa với phát triển kinh tế - xã hội, theo ông Nguyễn Thanh Minh, Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy, bên cạnh tiếp tục tập trung làm tốt công tác bảo tồn, tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sĩ, thị xã sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, ngăn chặn nguy cơ làm mai một, sai lệch, mất mát hoặc thất truyền.

“Hương Thủy đã và đang khuyến khích sưu tầm, lưu giữ các hiện vật có giá trị, các tác phẩm văn học nghệ thuật, ngữ văn truyền miệng… Đi kèm với đó là phục hồi, phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu; nghiên cứu và ứng dụng các tri thức về y, dược học cổ truyền; duy trì, lan tỏa các giá trị văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống, đồng thời, đẩy mạnh xã hội hoá trên lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật để vừa lưu giữ, vừa phát huy bền vững được những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương”, ông Minh thông tin.

Bài, ảnh: Thanh Đoàn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả

TIN MỚI

Return to top