ClockThứ Bảy, 14/12/2019 20:28

Tìm sự khác lạ

TTH - Tôi thích cái ý tưởng lạ mà cũng rất thực tế của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế khi mở hội thảo “Phát huy các giá trị văn học nghệ thuật trong phát triển du lịch Thừa Thiên Huế” vào đầu tháng 12/2019. Báo Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh đã gọi việc làm đó là “Huế muốn khai thác du lịch văn chương”.

Xây dựng không gian văn hóa nghệ thuật trên đường Lê Lợi từ cầu Phú Xuân đến cầu Trường TiềnMột không gian nên dành cho văn hóa nghệ thuậtMuốn giữ được bài chòi phải giữ được tính cộng đồng trong không gian văn hóa

Lâu nay, Huế vẫn được mệnh danh là vùng đất của văn chương. Chừ đây, với một hội thảo, qua “góp nhặt”, “xâu chuỗi” rồi tổng hợp lại và đề xuất hướng phát triển mới hay và tỏ tường, mỏ nguồn này của xứ Thần kinh phong phú vô cùng. Nói như nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, giá trị các thiết chế văn học nghệ thuật ở Thừa Thiên Huế là rất lớn. Nó đã trở thành “ký ức văn hóa” của nhiều thế hệ cư dân, như: hệ thống nhà lưu niệm, nhà thờ danh nhân, bảo tàng, thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim, khu nghĩa trang, các khu lăng mộ… liên quan đến các văn nghệ sĩ nổi tiếng. Còn chuyện du lịch văn chương, nghĩ rằng không có chi lạ.

Nhớ hơn 30 năm trước khi còn ở giảng đường đại học, tôi có dịp vào Quy Nhơn. Địa điểm đầu tiên (và cũng đáng xem duy nhất bấy giờ ở đây) mà người bạn ở đó giới thiệu là cùng nhau đạp xe lên thăm trại phong Quy Hòa và Ghềnh Ráng. Chúng tôi đã có trọn một buổi sáng rong chơi. Đó là nơi nhà thơ nổi tiếng Hàn Mặc Tử sống những ngày cuối đời trong sự dày vò của chứng bệnh nan y và là nơi có mộ phần của ông. Quy Nhơn không phải quê hương, nhưng nhắc tới Hàn Mặc Tử không ai quên được thành phố biển này.

Gần đây, Khu du lịch Ghềnh Ráng - Tiên Sa đã nổi lên như một viên ngọc bích giữa biển xanh và là điểm đến hấp dẫn của Bình Định. Góp phần tạo nên thương hiệu du lịch nổi tiếng này, bên cạnh các bãi biển Tiên Sa, Hoàng Hậu… là mộ phần của Hàn Mặc Tử được xây dựng và trùng tu thường xuyên ngay tại khu vực Ghềnh Ráng - Tiên Sa này. Ghé thăm mộ Hàn Mặc Tử, không chỉ có những người yêu thơ, mà còn có rất nhiều khách du lịch cũng tìm về nơi đây với mong muốn thắp nén hương để tưởng nhớ về người thi sĩ tài hoa nhưng bạc phận này, từng làm thổn thức con tim họ qua những vần thơ.

Huế cũng đang sở hữu nhiều không gian văn hóa nghệ thuật gắn liền với tên tuổi của thi nhân và danh nhân văn hóa. Ví như, lâu nay, ngôi nhà là phủ đệ của Tùng Thiện Vương, em trai vua Thiệu Trị, nổi tiếng trong câu: “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán/Thi đáo Tùng, Tuy bất thịnh Đường”, hướng mặt ra dòng sông An Cựu “nắng đục, mưa trong” là nơi nhiều người thường hay lui tới. Rồi ngôi nhà cụ Phan Bội Châu ở dốc Bến Ngự cũng vậy. Mới đây, Huế đã xây dựng nhiều không gian văn hóa, nhà tưởng nhiệm gắn liền với các tên tuổi, như Lê Bá Đảng, Điềm Phùng Thị, Tố Hữu… Thế nhưng, để trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn còn cần thời gian và phương thức tổ chức hoạt động, quảng bá...

Vậy nên, khi ai đó có ý tưởng đề xuất xây dựng “Đồi thi nhân” như một địa chỉ du lịch cho Huế, tôi đã nghĩ đến Ghềnh Ráng - Tiên Sa và mộ phần chàng thi sĩ Hàn Mặc Tử. Đó là một mẫu hình. Suy cho cùng, các thiết chế văn học nghệ thuật, trong đó có mộ phần của các văn nhân và thi sĩ, cũng là di sản văn hóa và đối với du lịch, đặc biệt ở những vùng đất như Huế, đó là hồn cốt. Chính trên cái nền tảng di sản hồn cốt đó mà nảy sinh ra ý tưởng du lịch thế nào cho hợp lý, cho hấp dẫn. Đó là cả sự công phu và biết cách tạo nên sự khác lạ.

Đan Duy

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Return to top