ClockThứ Sáu, 15/03/2024 11:50

Trang trọng lễ tế đàn Xã Tắc

TTH.VN - Rạng sáng 15/3, tại đàn Xã Tắc (phường Thuận Hoà, TP. Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã long trọng tổ chức Lễ tế Xã Tắc năm 2024 nhằm cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm.
Lễ tế Xã Tắc nhằm cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm 

Được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nghiên cứu phục dựng và tổ chức tái hiện lần đầu tiên vào 2008, lễ tế Xã Tắc sau đó được tổ chức định kỳ hàng năm vào tháng Hai âm lịch. Việc phục hồi thành công Lễ tế Xã Tắc góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của nước ta đã từng diễn ra trong lịch sử, đề cao những giá trị nhân văn sâu sắc, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

Lễ tế Xã Tắc được tổ chức dựa theo các nghi thức truyền thống đã được nghiên cứu và điều chỉnh theo hướng tinh gọn như: Lễ Thượng hương (dâng hương), Lễ Nghinh thần (rước thần đến dự), Lễ Điện ngọc bạch (dâng ngọc trắng), Lễ Hiến tước (dâng rượu), Lễ Phú tộ (hưởng lộc), Lễ Triệt soạn (hạ cỗ), Lễ Tống thần (đưa tiễn thần), Lễ Tư chúc bạch soạn (đốt chúc văn, ngọc lụa, bài vị). Vật phẩm dâng tế có đủ tam sinh, ngọc lụa, gạo, hoa quả…

Là một trong những nghi lễ cung đình tiêu biểu, từ thời Đinh, Lý, Trần, Lê đến thời Nguyễn đều lập đàn Xã Tắc và tổ chức lễ tế Xã Tắc 2 lần trong năm (vào mùa xuân và mùa thu), nhằm tôn vinh nền nông nghiệp nước nhà, cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với đất nước và toàn thể nhân dân. Vào thời nhà Nguyễn, Lễ tế Xã Tắc là một trong những nghi lễ cung đình quan trọng xếp vào hàng “đại tự”, thể hiện khát vọng hòa hợp, chung sống với thiên nhiên. Lễ tế đề cao những giá trị nhân văn, phù hợp với đạo lý của dân tộc Việt Nam.

Sau phần nghi lễ, người dân đến dâng hương 

Sau các nghi lễ, đông đảo người dân đến dâng hương tại đàn Xã Tắc để cầu nguyện quốc thái dân an, mưa gió thuận hòa, cuộc sống hạnh phúc, ấm no... Đàn Xã Tắc được xây dựng năm 1806 dưới thời vua Gia Long, là một trong những di tích cung đình đặc biệt quan trọng của Cố đô Huế. Dưới thời nhà Nguyễn, được xếp cùng hàng với đàn Nam Giao và Ngũ miếu trong Hoàng thành (Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu và Phụng Tiên Miếu), công trình này một trong những “Miếu Đàn” trọng yếu của triều đình và hoàng gia.

Cũng như lễ tế các năm trước đó, lễ tế Xã Tắc năm nay chỉ thực hiện phần tế tại đàn Xã Tắc, gồm các nghi thức tế tự lễ tế Xã Tắc, với tính chất của một nghi lễ cung đình, đã được nghiên cứu và phục hồi thành công, trở thành nét văn hoá truyền thống độc đáo, mang đậm tính nhân văn của Thừa Thiên Huế.

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tết đong đầy” của học sinh

Hòa chung không khí đón chào tết cổ truyền Giáp Thìn, ngày 5/2, Trường THPT An Lương Đông (Phú Lộc) tổ chức Ngày hội “Tết đong đầy 2024”.

“Tết đong đầy” của học sinh
Nhiều người dân đến dâng hương tại Lễ tế Xã Tắc

Sáng 31/3 (nhằm ngày 19 tháng 2 năm Tân Sửu), tại đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP. Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ tế Xã Tắc nhằm cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, Nhân dân no ấm.

Nhiều người dân đến dâng hương tại Lễ tế Xã Tắc
Trang nghiêm Lễ tế Xã Tắc

Đã được ấn định tổ chức hàng năm, rạng sáng 12/3 (nhằm ngày 7 tháng 2 năm Kỷ Hợi), tại đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP. Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ tế Xã Tắc nhằm cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm.

Trang nghiêm Lễ tế Xã Tắc
Hoa đăng rực sáng dòng Hương cầu quốc thái dân an

Tối 1/5, tại công viên Dã Viên (TP. Huế), Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ hội hoa đăng “Tỏa sáng niềm tin” - một chương trình xã hội hóa tại Festival Huế 2018 với nhiều tiết mục đặc sắc. Lễ hội kết thúc bằng nghi thức thả hoa đăng trên sông Hương cầu nguyện cho đất nước thanh bình, mưa thuận gió hòa, Nhân dân an cư lạc nghiệp, góp phần tôn vinh giá trị văn hóa Phật giáo ở vùng đất Cố đô.

Hoa đăng rực sáng dòng Hương cầu quốc thái dân an

TIN MỚI

Return to top