ClockThứ Bảy, 18/06/2022 15:36

Tri ân ngưỡng vọng tiền nhân

TTH.VN - Sáng 18/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức lễ tri ân ngưỡng vọng tiền nhân, nhân ngày giỗ của chúa Nguyễn Phúc Khoát, người có công định chế áo dài Việt Nam.

Dâng hương nhân húy kỵ các vị chúa NguyễnĐưa Huế thành Kinh đô Áo dàiTôn tạo, khai thác giá trị lăng Trường Thái, di tích Hổ Quyền – Voi Ré

 Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ dâng hương tại lăng Trường Thái

Tham dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng Hội May thêu thời trang, đông đảo các nhà thiết kế, người mẫu, những người yêu mến áo dài…

Đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại lăng Trường Thái (làng La Khê, Hương Thọ, Hương Trà) theo nghi thức truyền thống. Tiếp đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức đoàn nghi thức rước lễ dâng hương tri ân chúa Nguyễn Phúc Khoát từ Ngọ Môn vào Triệu Miếu. Các đoàn đến dâng hoa, dâng hương để tỏ lòng biết ơn bậc tiền nhân đã khai sáng, phát triển chiếc áo dài và ngày nay trở thành trang phục truyền thống của Việt Nam.

Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc cũng tổ chức lễ húy kỵ và tri ân Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát tại lăng Trường Thái và Triệu Miếu. Đây là hoạt động nhằm tri ân các vị tiền nhân, tôn vinh nét đẹp truyền thống của áo dài Huế.

Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765), húy là Hiểu, hiệu Vũ Vương, là vị chúa Nguyễn thứ tám trị vì Đàng Trong từ năm 1738 đến 1765. Thời chúa trị vì, có nhiều cải cách được ban hành, đặc biệt, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã ban hành quy định nhằm định chế lại chế độ y quan trong triều đình, quy định lại chiếc áo dài của cả nam lẫn nữ nhằm phân biệt y phục giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài. Vì thế, ông là người viết những trang sử đầu cho chiếc áo dài.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Chủ nhật xanh” tri ân Anh hùng liệt sĩ

Từ đầu tháng 7 đến nay, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế đã đồng loạt triển khai các chương trình “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024). Nổi bật trong đó là chuỗi hoạt động ra quân Ngày “Chủ nhật xanh” làm đẹp các nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm…

“Chủ nhật xanh” tri ân Anh hùng liệt sĩ
Tuổi trẻ công an và trách nhiệm tri ân

Tháng 7 – tháng tri ân, cán bộ, chiến sĩ trẻ trong toàn lực lượng Công an tỉnh và công an các đơn vị, địa phương trong tỉnh đã có những công việc làm cụ thể, thiết thực hướng về các gia đình chính sách, người có công với cách mạng.

Tuổi trẻ công an và trách nhiệm tri ân
Tri ân là suối nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, ý chí

Đối với lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, những hành động tri ân như suối nguồn nuôi dưỡng tình cảm, tâm hồn, ý chí lớn mạnh, để người lính “quân hàm xanh” càng vững vàng thực hiện xuất sắc nhiệm vụ trên những nẻo đường biên cương. Đó là chia sẻ của Đại tá Phạm Tùng Lâm, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh.

Tri ân là suối nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, ý chí
Tri ân các gia đình chính sách

Sáng 27/7, nhân Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), Xã đoàn Hương Bình và các HTX: Narasa; phát triển kinh tế Dafusa; chế biến nông sản Quảng Phú thuộc Liên minh HTX tỉnh Thừa Thiên Huế và một số cá nhân trên địa bàn tỉnh đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, thờ cúng liệt sĩ của xã Hương Bình (TX. Hương Trà).

Tri ân các gia đình chính sách
KỶ NIỆM 77 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 - 27/7/2024)
Chính sách ưu đãi và nghĩa cử tri ân người có công

Để tri ân, đền đáp công lao to lớn đối với những người có công với cách mạng, Đảng, Nhà nước và Nhân dân luôn quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần người có công và thân nhân của họ. Đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” luôn được các thế hệ tích cực thực hiện bằng nhiều hình thức và nghĩa cử cao đẹp.

Chính sách ưu đãi và nghĩa cử tri ân người có công

TIN MỚI

Return to top