ClockThứ Năm, 25/10/2018 17:34

Trưng bày 200 hình ảnh, hiện vật về nỗi đau da cam

TTH.VN - Chiều 25/10, tại Bảo tàng Lịch sử tỉnh đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Da cam – Lương tri và công lý”. Triển lãm do Bảo tàng Binh chủng Hóa học, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP. Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức.

“Hoà sắc tháng mười”“Thảo mộc” – Triển lãm mỹ thuật mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam

Đến dự có các ông: Lê Trường Lưu, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Dung, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Về phía Bộ Tư lệnh Hóa học có Thiếu tướng Hà Văn Cử, Tư lệnh Binh chủng Hóa học.

Lãnh đạo tỉnh cắt băng khai mạc triển lãm

Triển lãm giới thiệu hơn 200 hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến thảm họa chất độc da cam/dioxin, được chia làm 4 phần: Thảm họa da cam - Nỗi đau da cam, Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học, hoạt động của VAVA và hành trình đi tìm công lý, những tấm gương vượt khó vươn lên. Trong đó, trưng bày các loại bom đạn hóa học, những hình ảnh về các làng mạc, rừng núi, sông ngòi không còn sự sống, những con người bị dị dạng do hậu quả của chất độc da cam và cả những hình ảnh đẹp của các nạn nhân trên con đường vượt lên số phận; sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân đội, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với các nạn nhân da cam…

Các em học sinh tham quan triển lãm

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết: “Trong 10 năm (từ năm 1961 đến năm 1971), quân đội Mỹ đã tiến hành phun rải 80 triệu lít chất độc hóa học xuống chiến trường Việt Nam. Trong đó, vùng rừng núi của các huyện A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, Phong Điền của Thừa Thiên Huế là những địa phương chịu nhiều tổn thất về sức khỏe con người và môi trường sinh thái, đặc biệt là tại khu vực ASo của huyện A Lưới… Mặc dù cuộc chiến tranh đã lùi sâu vào quá khứ, nhưng nỗi đau do di chứng chất độc hóa học da cam/dioxin vẫn để lại nhiều di chứng nặng nề về tinh thần và vật chất của biết bao gia đình”.

Triển lãm khắc họa rõ nét hơn về tác hại của chiến tranh hóa học, từ đó kêu gọi cộng đồng xã hội chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý của nạn nhân chất độc da cam. Triển lãm diễn ra đến ngày 25/11.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
Nguyen Van He’s Art Barracks – nơi tác phẩm được tạo bởi tàn tích chiến tranh

Nguyen Van He’s Art Barracks vừa là không gian sáng tác, vừa là tổ ấm của gia đình nghệ sĩ sinh hoạt hàng ngày. Cũng chính nơi này, nghệ sĩ Nguyễn Văn Hè – chủ nhân của không gian đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm nghệ thuật trên nền chất liệu do anh sưu tập được từ tàn tích của chiến tranh.

Nguyen Van He’s Art Barracks – nơi tác phẩm được tạo bởi tàn tích chiến tranh
Triển lãm dầu khí quốc tế tập trung vào AI và chuyển đổi năng lượng bền vững

Hội nghị và Triển lãm Dầu khí quốc tế Abu Dhabi (ADIPEC) 2024, một sự kiện hàng đầu của ngành dầu khí đang được tổ chức từ ngày 4 - 7/11 tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Năm nay, ADIPEC nêu bật các chủ đề về trí tuệ nhân tạo (AI) và quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

Triển lãm dầu khí quốc tế tập trung vào AI và chuyển đổi năng lượng bền vững
Có “Một mùa thu chưa xa” rất riêng của Trần Vĩnh Thịnh

Họa sĩ xứ Huế - Trần Vĩnh Thịnh đã đưa triển lãm “Một mùa thu chưa xa” của mình đến với công chúng yêu nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh. Triển lãm khai mạc chiều 3/11 tại không gian Maii Art Space (72/7 Trần Quốc Toản, quận 3, TP. Hồ Chí Minh).

Có “Một mùa thu chưa xa” rất riêng của Trần Vĩnh Thịnh

TIN MỚI

Return to top