ClockThứ Tư, 31/08/2022 14:48

Xây lăng mộ bà Tài nhân vợ vua Tự Đức theo mẫu lăng một bà Tài nhân khác

TTH.VN - Lăng mộ bà Tài Nhân họ Lê - vợ vua Tự Đức nằm trong khu đất dự án bãi đỗ xe thăm quan lăng Tự Đức - Đồng Khánh sẽ được xây dựng dựa trên mẫu lăng của một bà tài nhân khác và điển chế triều Nguyễn quy định điển thức lăng phi tần.

Tiếp tục triển khai dự án bãi đỗ xe tham quan lăng Tự Đức - Đồng KhánhCông an TP. Huế kiểm tra hiện trường bia mộ tài nhân họ LêKiến nghị di dời mộ tài nhân họ Lê ra khỏi khu vực triển khai dự án bãi đỗ xeHội đồng trị sự Phúc tộc đã xác định tim huyệt mộ tài nhân họ Lê

Lăng mộ bà Tài Nhân họ Lê - vợ vua Tự Đức nằm trong khu đất dự án bãi đỗ xe thăm quan lăng Tự Đức - Đồng Khánh sẽ được giữ nguyên vị trí và được trùng tu lại

Sau khi Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương có văn bản thống nhất chủ trương giữ nguyên vị trí khu lăng mộ bà Tài Nhân họ Lê nằm trong khu vực triển khai dự án án bãi đỗ xe thăm quan lăng Tự Đức - Đồng Khánh, các đơn vị đã tiến hành họp bàn và thống nhất phương án.

Đại diện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đơn vị đã rà soát các công trình hiện hữu trong phạm vi thực hiện dự án. Trong đó, có phương án giữ nguyên vị trí khu lăng mộ bà Tài nhân họ Lê với diện tích 200m2 để xây dựng lại ngôi lăng mộ, trồng cây xanh tạo cảnh quan và lối ra vào lăng mộ. Bên cạnh đó, phối hợp với Sở Văn hóa và Thế thao, Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Chuỗi Giá Trị và các cơ quan liên quan để thống nhất phương án, thủ tục, và triển khai công tác nghiên cứu, phục hồi, xây dựng lại ngôi lăng mộ của bà Tài nhân họ Lê tại vị trí cũ.

Cụ thể, đã đi đến thống nhất việc xây dựng lăng mộ của bà Tài nhân họ Lê dựa trên các tài liệu, tìm hiểu của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.

Đại diện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho hay, dưới triều Nguyễn, điển lệ về quy chế xây dựng lăng tẩm cho các Tài nhân được quy định rất rõ trong sách Đại Nam thực lục.

Quy định cụ thể: “Tiệp dư trở xuống: các mộ trong xây tường gạch cao 3 thước 2 tấc, dài 2 trượng 1 thước, chiều ngang 1 trượng 8 thước, bên ngoài tường gạch cao 4 thước, dài 3 trượng 6 thước, chiều ngang 3 trượng 2 thước, cửa mặt trước ở trước bình phong có bia đá khắc chữ: “Tiệp dư hoặc quý nhân, mỹ nhân, tài nhân, mỗ thị chi mộ”.

Từ những con số trên cho thấy, lăng của các bà Tài nhân gồm 2 vòng tường thành. Vòng trong dài khoảng 10m, rộng 8,5m, cao 1,83m; vòng tường ngoài dài 17m, rộng 15m và cao 1,9m. Ngoài ra, lăng còn có bia đá và vùng đệm bảo vệ lăng rộng 8 trượng mỗi mặt, tương đương khoảng 37,6m. Trên thực tế, lăng tẩm của các bà còn có bình phong tiền và bình phong hậu trên mỗi vòng tường thành.

Trước đó, từ kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng lăng mộ thời Nguyễn trên địa bàn tỉnh từ năm 2017 – 2018 của phòng Nghiên cứu Khoa học – Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũngcho thấy hầu hết lăng mộ của các bà Tài nhân thời Nguyễn đã bị tàn phá nặng nề do chiến tranh, thời tiết khắc nghiệt và tác động của con người.

Ông Nguyễn Phước Bửu Nam, Chủ tịch Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc cho biết dựa trên những nghiên cứu, khảo sát kĩ và họp với các bên liên quan đã thống nhất lăng mộ Tài nhân họ Lê phục dựng sẽ rộng 4,7m, dài 7,6m, gồm cổng lăng, tường bao quanh, bình phong. Phương án thiết kế này còn có cửa khuyết trên vòng tường thứ 2, hương án và bia đá, mộ và bình phong hậu. Hình thức lăng mộ này dựa trên mẫu lăng Tài nhân họ Nguyễn khác hiện nằm trên đường Bùi Thị Xuân, TP. Huế.

Theo ông Nam, Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc và dòng họ rất hài vui mừng sau thời gian dài theo đuổi vụ việc để giữ nguyên khu lăng mộ ngay tại vị trí hiện tại cũng như sự cởi mở từ phía chính quyền khi đồng ý trùng tu lăng mộ.

N. Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuông đồng - Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình

“Những chiếc chuông không chỉ là di sản của quá khứ mà còn là nguồn cảm hứng sáng tạo cho nghệ thuật đương đại” - nhận định này được PGS.TS. Lê Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Đào tạo - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra tại hội thảo “Chuông đồng thời Nguyễn – Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình”.

Chuông đồng - Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình
Thêm nguồn lực mới

Được UNESCO ghi danh, các di sản văn hóa trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nên thương hiệu cho các địa phương có di sản, nâng cao đời sống cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam.

Thêm nguồn lực mới
Đếm ngược ngày điện Cần Chánh được “hồi sinh”

Sau hơn 60 năm nghiên cứu, di tích điện Cần Chánh (Đại Nội) - một trong ba ngôi điện quan trọng mang tính biểu tượng của vương triều Nguyễn sẽ được triển khai tu bổ, phục hồi đúng dịp kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11 năm nay.

Đếm ngược ngày điện Cần Chánh được “hồi sinh”
Điểm đến

Sáng Chủ nhật 30/6, ở khu cồn mồ Ngũ Tây (phường An Tây, TP. Huế) ở mé trái chùa Thuyền Tôn đã diễn ra một nghi lễ cúng tạ lăng mộ.

Điểm đến
Nhếch nhác và bất tiện

Giữa mùa hè nắng ráo, nhưng cảnh như các bạn thấy trong ảnh đây cứ thỉnh thoảng lại xuất hiện ở khu vực trước số nhà 68 Lê Ngô Cát, phường Thủy Xuân (Tp Huế). Rất nhếch nhác và rất bất tiện.

Nhếch nhác và bất tiện

TIN MỚI

Return to top