ClockThứ Hai, 10/12/2018 15:55

Tọa đàm về Di sản văn hóa làng Nguyệt Biều và Hương Cần

TTH.VN - Chiều 10/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế tổ chức tọa đàm "Di sản văn hóa làng xã vùng Huế", kỳ I: Nhân vật lịch sử Hồ Quang Đại và Di sản văn hóa làng Nguyệt Biều (TP. Huế), làng Hương Cần (TX. Hương Trà).

Bế mạc trại sáng tác Văn học nghệ thuật trẻTrao đổi kinh nghiệm sáng tác văn học nghệ thuật về con người, văn hóa vùng đất địa phươngGiới thiệu sách “Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX qua hồi ức của Michel Đức Chaigeau”Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ VIII sẽ diễn ra từ ngày 26/4- 2/5/2019

TS. Trần Đình Hằng, Phân Viện trưởng Phân Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế phát biểu tại tọa đàm

Tọa đàm có sự tham dự của các nhà nghiên cứu văn hóa Huế và đại diện họ Hồ của hai làng Nguyệt Biều, Hương Cần. Các thảo luận tập trung vào các nội dung: tổng quan về làng Nguyệt Biều, làng Hương Cần; dấu ấn của họ Hồ làng Nguyệt Biều, họ Hồ và phái Tống Hồ ở làng Hương Cần; nhân vật lịch sử Hồ Quang Đại và mối quan hệ giữa họ Hồ hai làng Nguyệt Biều và Hương Cần; trao đổi, thảo luận những tồn nghi, vấn đề đặt ra khi tiếp cận di sản văn hóa làng Nguyệt Biều, làng Hương Cần.

Theo các nhà nghiên cứu, danh thần Hồ Quang Đại và đại gia tộc Hồ làng Nguyệt Biều - Hương Cần, với những dấu ấn quan trọng trong đời sống xã hội và lịch sử văn hóa Huế, xứng đáng được tìm hiểu, nghiên cứu và xiển dương công nghiệp một cách rõ nét.

Tin, ảnh: Phước Ly

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Kết nối di sản

Sự kiện đoàn tàu chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung” được vận hành vừa qua hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội lớn. Song, để duy trì và khẳng định được tính “kết nối di sản” thì cần nhiều yếu tố, bởi đây không phải là lần đầu tiên mô hình này được áp dụng.

Kết nối di sản
Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn
Return to top