ClockThứ Sáu, 17/09/2010 05:45

Trao Kiều cho Huế

TTH - Đầu tháng 9 này, lần đầu tiên, công chúng Huế được chiêm ngưỡng bộ sưu tập lớn liên quan đến truyện Kiều trên các lĩnh vực: gốm, tranh, sách, thư pháp... Nhà sưu tầm cổ vật, linh mục Nguyễn Hữu Triết (TP Hồ Chí Minh) quyết định hiến tặng toàn bộ hiện vật tại cuộc triển lãm cho giáo phận Huế với hy vọng sẻ chia tình yêu Kiều cùng công chúng Huế…

Linh mục (LM) Nguyễn Hữu Triết được giới sưu tầm cổ vật Việt Nam biết đến như là người mê sách cổ và đèn cổ. Trong số 1.600 hiện vật hiến tặng lần này, đáng chú ý là 24 bản Nôm truyện Kiều. Hầu hết các bản sách giấy đã chuyển màu nhưng tổng thể còn nguyên, chữ viết rõ nét. Đặc biệt có bản Kim Vân Kiều tân truyện: 20cm x 13cm (Nhâm Thân 1872, tái bản năm Tân Hợi 1891) đạt giải nhất cuộc thi sách vàng năm 2004 tại TP Hồ Chí Minh. Bản sách này ông Nguyễn Hữu Triết mua từ một người bán sách cũ. Mãi đến khi Kim Vân Kiều tân truyện cùng với 50 bản sách khác được gửi tham dự hội thi Những cuốn sách vàng 2004,các nhà chuyên môn (Ban Giám khảo) mới đánh giá được giá trị đích thực của nó và trao giải thưởng.

Để lưu giữ các bản sách quý nói trên, nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Triết thực hiện công tác bảo quản khá công phu: chống ẩm bằng đèn sưởi, dùng tiêu sọ chống mối mọt, xông lưu huỳnh... Lý giải niềm đam mê sưu tầm các tác phẩm liên quan đến sách vở, LM Triết nói: “Kiều là quốc hồn, quốc túy của Việt Nam. Có lần tôi gặp một vị giáo sư, ông ấy kể, mẹ ông đọc thuộc Kiều đến nỗi có thể đọc ngược từng câu, từng phần. Điều đó cho ta thấy Kiều thân thuộc và rất đỗi gần gũi với người Việt. Càng tìm kiếm, tôi càng phát hiện Kiều có sức lan tỏa mãnh liệt và đã được quốc tế hóa, nhất là trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật. Đại thi hào Nguyễn Du cũng được tổ chức quốc tế UNESCO tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới".
 

LM Nguyễn Hữu Triết với các hiện vật trong bộ sưu tập về Kiều.

Bộ sưu tập tượng cũng cho thấy, gốm sứ Á Đông mang đậm bản sắc Kiều. Được bảo quản kỹ trong tủ kính là bức tượng sứ Trung Quốc (cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20) có cảnh: Chàng Vương quen mặt ra chào/ Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa. Giới sưu tầm đánh giá bức tượng sứ này có một không hai ở Việt Nam. Chính ông Nguyễn Hữu Triết thừa nhận rất khó khăn để mua nó về. Tượng sứ này ban đầu thuộc sở hữu một người bạn chơi đá, cây cảnh và non bộ; về sau linh mục Triết xin người này sang nhượng cộng với việc trao đổi thêm một số cổ vật khác. Một sản phẩm khác cho thấy tính quốc tế hóa của truyện Kiều, đó là bộ ấm chén, bát bằng sứ Limoges Pháp (tiền bán thế kỷ 20) với câu thơ: Bóng tà như giục cơn buồn. Khách đà lên ngựa, người còn ghé theo/Một vùng cỏ áy bóng tà. Gió hiu hiu thổi một vài bông lau. “Ban đầu tôi chỉ có một chiếc bát mang đi triển lãm. Chủ nhân bộ ấm chén xem triển lãm và báo cho tôi đến mua lại. Sản phẩm này là quà tặng của mẹ bà vào năm 1951”, LM Triết kể:

Ở mảng tranh sơn mài, sơn dầu và mầu nước, tranh khảm trai... nàng Kiều xuất hiện dưới nhiều góc độ khác nhau: Khi chén rượu, khi cuộc cờ. Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên (bộ tứ bình sơn mài)/Vực nàng vào chốn hiên tây. Cắt người coi sóc, rước thầy thuốc thang... (tranh của họa sĩ Kiều Trí). Ngoài ra còn có nhiều bức ký họa bằng mực tàu về Kiều của Nguyễn Thành Long...
 
Một đôi guốc Kiều được thực hiện vào thập niên 60-70 là một minh chứng khác về sự lan tỏa của Kiều trong đời sống. Dù hình ảnh không còn rõ nét nhưng màu sơn trên guốc còn bóng, in rõ 4 câu thơ: Chàng Vương quen mặt ra chào/ Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa/ Nàng rằng phận gái chữ tòng/ Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi. Đây là món quà mà ông Nguyễn Hữu Triết được tặng thêm nhân dịp mua lại tủ sách cũ của nhà chơi sách nổi tiếng ở miền Nam – Giáo sư Nguyễn Văn Y, nên không rõ nguồn gốc xuất xứ.
 
Bên cạnh mảng Kiều còn có một số hiện vật liên quan đến đại thi hào Nguyễn Du: những băng đĩa đọc Kiều, ngâm Kiều, và bản trường ca Cung đàn bạc mệnh của nhạc sĩ Vũ Đình Ân đã được trình diễn tại nhà hát Hòa Bình (Tp. Hồ Chí Minh). Tất cả đã góp phần làm sáng tỏ thân thế, sự nghiệp của nhà đại thi hào Nguyễn Du. Trong số các hiện vật, còn có thêm bộ tô, dĩa mai hạc đề hai câu thơ Nôm: Nghêu ngao vui thú yên hà - Mai là bạn cũ, hạc là người quen (tương truyền là của cụ Nguyễn Du đặt làm khi đi sứ Trung Quốc). Một tấm thẻ bài bằng ngà ghi “Phù Dực huyện tri huyện” (Nguyễn Du đã từng làm quan tri huyện huyện Phù Dực, Thái Bình năm 1802).
 
Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan cho rằng, đây là bộ sưu tập Kiều lớn và có giá trị. Hy vọng thời gian tới, những người yêu mến sách nói riêng và công chúng Huế nói chung sẽ được tiếp cận những hiện vật quý này.
 
 
Bộ sưu tập về Kiều ngoài những bản Nôm ra còn: 170 bản Kiều bằng tiếng Việt, Hán, Anh, Pháp, Hàn, Đức, Rumani... 700 đầu sách nghiên cứu về Kiều; 700 bài báo, tạp chí có thông tin hay bài viết về Kiều; 31 bức tranh của các họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, Kiều Trí, Nguyễn Thành Long... vẽ Kiều; 14 bức thư pháp có nội dung về đèn rút ra từ truyện Kiều do nhà thư pháp Giang Phong thực hiện; ngoài ra còn có những hiện vật gốm sứ và thẻ ngà liên quan đến Kiều và đại thi hào Nguyễn Du.
 
 
Tuệ Ninh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Món quà đêm giáng sinh

Trên đường không khí Nô-en rộn ràng, những cây thông Nô-en được trang trí bắt mắt, các cửa hàng, cửa hiệu bày bán nhiều món quà giáng sinh có màu sắc sặc sỡ. Nghĩ đến những món quà Nô-en, Phương lại nhớ đến câu hỏi ban nãy của Trà: “Phương ơi, Nô-en năm nay cậu muốn được ông già Nô-en tặng quà gì nào?”. Hôm nào bố Trà cũng đến trường đón Trà. Phương dõi mắt nhìn theo bóng hai bố con Trà nhỏ dần trên đường mà thoáng thấy chạnh lòng, giá mà Phương cũng được bố đưa đón đi học mỗi ngày như Trà.

Món quà đêm giáng sinh
Đăk Glei, còn vọng “Tiếng hát đi đày”

Bây giờ, rừng Ngọc Linh xanh ngắt vẫn um tùm bóng cây che trên di tích lịch sử quốc gia nổi tiếng: Ngục Đăk Glei. Hơn 70 năm trước, nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ “Tiếng hát đi đày” ở ngay Đăk Glei tháng Giêng năm 1942: “…Đường lên xứ lạ Kông Tum/ Quanh quanh đèo chật, trùng trùng núi cao”. Bài thơ ấy đến nay còn vọng...

Đăk Glei, còn vọng “Tiếng hát đi đày”
Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc

“Tôi muốn mỗi tác phẩm của mình không chỉ đẹp, mà còn phải kể được câu chuyện của người Cơ Tu, về cuộc sống, tín ngưỡng và những giá trị truyền thống mà cha ông để lại” - Phạm Văn Vệ, một chàng trai 26 tuổi với đam mê khắc họa bản sắc dân tộc qua từng đường nét gỗ chạm, chia sẻ.

Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc
Return to top