ClockThứ Năm, 24/03/2022 16:27

Trưng bày chuyên đề “Chiến khu Hoà Mỹ - Căn cứ địa cách mạng của Thừa Thiên Huế”

TTH.VN - Ngày 24/3, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh, Bảo tàng Lịch sử tỉnh phối hợp với UBND huyện Phong Điền và xã Phong Mỹ tổ chức trưng bày chuyên đề “Chiến khu Hoà Mỹ - Căn cứ địa cách mạng của Thừa Thiên Huế” và Hội thi “Theo dòng Lịch sử”.

Khánh thành công trình phục dựng di tích Nhà Đại chúngKhép lại quá khứ, hướng về tương laiNhịp sống trên vùng chiến khu xưaĐón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận an toàn khu xã Phong Mỹ“Tiếng hát át tiếng bom”Chứng tích 70 năm chiến thắng đồn Đất Đỏ70 năm Chiến khu Hòa Mỹ

Tham quan các hiện vật trưng bày chuyên đề “Chiến khu Hoà Mỹ - Căn cứ địa cách mạng của Thừa Thiên Huế”

Trưng bày chuyên đề “Chiến khu Hòa Mỹ - Căn cứ địa cách mạng của Thừa Thiên Huế” có 3 chủ đề chính: Căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống thực dân Pháp; chiến khu Hoà Mỹ trong kháng chiến chống thực dân Pháp; một số hình ảnh trên các lĩnh vực của xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền ngày nay.

Gần 80 hình ảnh và 50 hiện vật, tư liệu quý gắn liền với quê hương Phong Điền và Thừa Thiên Huế trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946-1954) góp phần làm rõ hơn những đóng góp của các căn cứ địa cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta; đồng thời ôn lại những năm tháng hào hùng, những chiến công oanh liệt của Nhân dân Việt Nam nói chung và lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế tại vùng chiến khu Hoà Mỹ, huyện Phong Điền nói riêng. Trưng bày chuyên đề “Chiến khu Hòa Mỹ - Căn cứ địa cách mạng của Thừa Thiên Huế” sẽ diễn ra đến hết ngày 25/3.

Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng gọi của non sông, đất nước, là lời hịch cứu quốc, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, cả nước đứng lên với ý chí “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Tỉnh uỷ Thừa Thiên đã chọn Hòa Mỹ thuộc xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền làm chiến khu cách mạng của tỉnh, trong buổi đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.

Từ khi được thành lập, chiến khu Hoà Mỹ đã đóng một vai trò quan trọng, góp phần làm nên những chiến thắng vang dội của quân và dân Thừa thiên Huế trong cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược giai đoạn năm 1946-1954.

Bên cạnh trưng bày chuyên đề, Ban tổ chức cũng đã tổ chức Hội thi “Theo dòng Lịch sử” cho các em học sinh, đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao ý thức  trách nhiệm giữ gìn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn...

Chuỗi hoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2022) và 75 năm Ngày Thành lập chiến khu Hoà Mỹ (1947-2022).

Tin, ảnh: Quang Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gần 1,7 tỷ đồng nâng cấp nhà bia di tích lịch sử Dốc Ba Trục

Thông tin trên được Văn phòng UBND huyện Phong Điền cho biết vào ngày 7/11, khi lãnh đạo huyện vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư. Kinh phí đầu tư dự án (DA) này là 1,695 triệu đồng, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và nguồn huy động khác.

Gần 1,7 tỷ đồng nâng cấp nhà bia di tích lịch sử Dốc Ba Trục
Sưu tập tranh quý, dù chưa có không gian trưng bày

Sau hơn 5 năm thành lập, Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã sưu tập được 68 tác phẩm, kinh phí từ ngân sách nhà nước. Năm 2024 này, Bảo tàng dự kiến sẽ đề xuất UBND tỉnh sưu tập thêm 4 tác phẩm. Hội đồng thẩm định tác phẩm của Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã họp và thống nhất trình danh sách 4 tác phẩm đề xuất sưu tập. Trong số đó, đáng chú ý có tác phẩm “Cảnh trong vườn” của họa sĩ Tôn Thất Đào (1910-1979).

Sưu tập tranh quý, dù chưa có không gian trưng bày
Kỳ họp chuyên đề lần thứ 19, HĐND tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026:
Thông qua 23 nghị quyết quan trọng

Tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 19, HĐND tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 sáng 25/9, HĐND tỉnh đã xem xét, thảo luận, thông qua 23 nghị quyết.

Thông qua 23 nghị quyết quan trọng
55 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA BÁC HỒ (9/1969 - 9/2024)
Mãi soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Năm 2024, tròn 55 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ. Đây là văn kiện vô giá, là “kim chỉ nam” cho dân tộc Việt Nam trên con đường đi tới để thực hiện điều mong muốn cuối cùng của Người là: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Mãi soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Hào khí Cách mạng tháng Tám ở Huế trong thơ Tố Hữu

Ngay từ đầu năm 1945, khi cách mạng Việt Nam đứng trước thời cơ thuận lợi, chiến tranh Thế giới thứ hai đi vào giai đoạn kết thúc, nhà thơ đã tiên đoán vận hội mới cho dân tộc Việt Nam sẽ được mở ra qua bài thơ Xuân đến...

Hào khí Cách mạng tháng Tám ở Huế trong thơ Tố Hữu

TIN MỚI

Return to top