ClockChủ Nhật, 13/09/2015 16:56

Tưởng niệm 70 năm ngày học giả Phạm Quỳnh qua đời

TTH - Sáng 13/9, tại chùa Vạn Phước (TP Huế), Hội đồng họ Phạm và gia đình nhạc sĩ Phạm Tuyên đã tổ chức lễ tưởng niệm 70 ngày qua đời của học giả-nhà văn hóa Phạm Quỳnh (1945-2015). Dự lễ tưởng niệm có nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nhà sử học Dương Trung Quốc cùng đông đảo các nhà nghiên cứu, báo giới, văn nghệ sĩ, thân hữu và con cháu trong gia tộc họ Phạm.
 
 Dâng hương, tưởng niệm tại mộ phần cụ Thượng Chi Phạm Quỳnh

 Sau lễ dâng hương, phát biểu cảm tưởng bên mộ phần học giả Phạm Quỳnh là lễ cầu siêu tại chùa Vạn Phước. Tại đây, Hội đồng họ Phạm và gia đình cũng đồng thời cho ra mắt sách “Phạm Quỳnh- Những góc nhìn từ Huế”. Sách do các nhà báo Hoàng Phước, Thanh Tùng, Thủy Trường thực hiện, NXB Thuận Hóa ấn hành. “Phạm Quỳnh- Những góc nhìn từ Huế” tập hợp những bài báo, bài nghiên cứu góp phần nhận diện lại nhân thân cụ Thượng Chi Phạm Quỳnh- con người mà như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói với những người con của cụ Phạm: “Cụ Phạm là con người của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này”...

Tin, ảnh: PV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bác Hồ - Những câu chuyện và bài học

Đó là tên cuốn sách thứ năm của TS. Chu Đức Tính (nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh) viết về Bác Hồ. Tác giả là một trong số không nhiều những nhà nghiên cứu chuyên sâu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tâm nguyện “nhằm chứng minh một chân lý đã được khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người cộng sản mẫu mực, một lãnh tụ nói đi đôi với làm” - như tác giả đã tâm sự đầu cuốn sách.

Bác Hồ - Những câu chuyện và bài học
Mở cửa huyền thoại

Chân ướt chân ráo đi dạy, tôi được chia chủ nhiệm lớp 8C cùng cái thông báo “khuyến mãi” năm nay trường sẽ tổ chức hội trại hai ngày hai đêm. Ôi, tôi phát hoảng. Một nàng hậu đậu làm sao lo ăn uống cho gần 40 cái “tàu há mồm”, nhưng chuyện tôi hoang mang hơn là làm cổng và lều trại. Vùng lõm nhỏ bé và hiu hắt này nắng hãi hùng lắm. Bắt đầu từ cuối xuân, cái nóng ở đây chắc chỉ em em Hỏa Diệm Sơn chút thôi.

Mở cửa huyền thoại
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG: Gian nan chấn chỉnh, quản lý

Tình trạng mất trật tự ở lối dẫn vào bến thuyền, vấn nạn “cò” vé, xung đột giữa đơn vị bán vé du lịch với bán vé phục vụ ca Huế… ít nhiều đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Huế nói chung và hoạt động biểu diễn ca Huế trên sông Hương nói riêng. Dù đã có quy chế quản lý cũng như những biện pháp xử lý, nhưng hiện tượng vi phạm đó vẫn tồn tại.

CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG Gian nan chấn chỉnh, quản lý
Ngự y trên đất Huế

Sử sách nhà Nguyễn ghi lại rằng, sau khi lên ngôi vào năm 1802, vua Gia Long đã cho tổ chức ngành y để phục vụ triều đình. Tuy nhiên đến thời Minh Mạng, cơ cấu bộ máy Thái Y viện mới được hoàn chỉnh dần. Việc tuyển chọn nhân sự vào Thái Y viện từ đó cực kỳ chặt chẽ và nghiêm túc.

Ngự y trên đất Huế
Nơi “gặp gỡ” văn hóa

Bên cạnh chức năng chính trưng bày các hiện vật, nhiều bảo tàng, không gian văn hóa nghệ thuật còn đảm nhận một chức năng quan trọng khác đó là tổ chức các sự kiện giao lưu, trò chuyện, tọa đàm những vấn đề liên quan. Chính những không gian như thế đã trở thành điểm đến, tạo được sự kết nối giữa giới nghiên cứu, các chuyên gia văn hóa cũng như những người có niềm đam mê gặp gỡ.

Nơi “gặp gỡ” văn hóa
Return to top