ClockThứ Tư, 27/12/2023 04:57

Dấu ấn "Hương thời gian"

TTH.VN - Tối 26/12, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình ca nhạc "Hương thời gian".

Giới thiệu 12 tác phẩm âm nhạc mớiMột “điệu buồn” của ca Huế

 Tặng hoa chúc mừng các nhạc sĩ 

Chương trình giới thiệu đến công chúng yêu âm nhạc 16 ca khúc chọn lọc của 4 nhạc sĩ: Việt Đức, Lê Phùng, Vĩnh Phúc, Nguyễn Việt. Mỗi nhạc sĩ mang một phong cách, âm hưởng âm nhạc khác nhau. Nhạc sĩ Việt Đức với âm hưởng dân ca, dân tộc qua những tác phẩm: "Gửi Huế yêu thương", "Đêm nhớ", "Huế trong tôi", "Qua Đàn Nam Giao".

Những tác phẩm "Bất chợt", "Thương mãi câu hò", "Một phía con sông", "A Roàng mãi xanh" của nhạc sĩ Lê Phùng với ca từ du dương, da diết gợi cho người nghe về một miền Cố đô thương nhớ, êm đềm và yên bình. Trong khi đó, nhạc sĩ Nguyễn Việt với chủ đề đất nước giới thiệu đến công chúng yêu âm nhạc 4 ca khúc: "Hát về đất nước tôi", "Quê em huyền thoại", "Khúc tango hát tặng tuyến đầu", "Tôi yêu Huế".

Chương trình kết thúc bằng 4 tác phẩm về Huế của nhạc sĩ Vĩnh Phúc: "Long nhong xích lô", "Ký ức một miền quê", "Mắt Huế", "Trốn tìm". Trong đó, ca khúc "Long nhong xích lô" được khán giả yêu thích với chuyến hành trình của chiếc xích lô chở du khách đi quanh Huế: "Từ Nam Giao xuôi về Thiên Mụ, từ Đông Ba xuôi về Gia Hội".

Theo nghệ sĩ Nhân dân Phạm Ngọc Khôi, Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, những ca khúc được giới thiệu trong chương trình "Hương thời gian" là thành quả lao động, là kết tinh của những tinh túy trong quá trình sáng tác, sáng tạo của cả 4 nhạc sĩ. Đây  đều là những ca khúc đòi hỏi kỹ năng phối khí, thanh nhạc ở mức cao. Hy vọng  công chúng sẽ đón nhận và yêu thích những sáng tác mới  của các nhạc sĩ.

Tin, ảnh: ĐĂNG TRÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Return to top