ClockThứ Ba, 02/08/2022 14:34

Xây dựng làng văn hóa trên giá trị truyền thống riêng có

TTH.VN - Sáng 2/8, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ có buổi làm việc nhằm khảo sát, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy về “Xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” tại xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc.

Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người xứ HuếGìn giữ di sản văn hóa Cố đôTạo sức lan tỏa giá trị văn hóa HuếDuy trì cầu nối giao lưu văn hóaPhát triển văn hóa, con người Huế theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trịTP. Huế tuyên dương 36 gia đình văn hoá tiêu biểu giai đoạn 2012-2022

Các cụ cao tuổi giới thiệu về lịch sử văn hóa của đình làng Mỹ Lợi đến Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ (thứ 2 từ trái sang)

Cùng đi có đại diện lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hóa - Thể thao, huyện Phú Lộc và xã Vinh Mỹ.

Hướng đến làng văn hóa kiểu mẫu

Đoàn công tác đã đến khảo sát tại Đình làng Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc). Đình làng này không chỉ là nơi nổi tiếng về bề dày lịch sử, văn hóa, mà còn lưu giữ văn bản liên quan đến Hoàng Sa được lập cách đây 250 năm, khẳng định chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam. Làng Mỹ Lợi với truyền thống gần 500 năm đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Mỹ Lợi là một trong những địa danh được công nhận làng văn hóa điển hình đầu tiên của tỉnh. Đình làng Mỹ Lợi được công nhận là di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Nối tiếp dòng chảy văn hóa, Mỹ Lợi tiếp tục xây dựng làng văn hóa bắt đầu từ việc hình thành bộ quy ước làng văn hóa. Ngoài việc chú trọng phát triển toàn diện kinh tế, xã hội, quy ước đã đề cập cụ thể đến việc nâng cao dân trí gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, xây dựng các chuẩn mực về chấp hành pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ thuần phong mỹ tục. Quy ước cũng tập trung vào xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, trong đó lấy con người làm trọng tâm; phấn đấu theo các đức tính tốt đẹp. Nhờ vậy, các tầng lớp nhân dân trong xã luôn có lối sống lành mạnh, văn minh, cần, kiệm, nhân nghĩa, tôn trọng và chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, quy ước làng văn hóa.

Ông Phan Như Ý, Chủ tịch UBND xã Vinh Mỹ khẳng định, thực hiện quy ước làng văn hóa, nhiều họ tộc, gia đình ở Mỹ Lợi tổ chức đám cưới, đám tang và những lễ hội truyền thống lành mạnh, đơn giản, tiết kiệm, phát huy được những yếu tố văn hóa truyền thống và bước đầu đã hình thành nên những tập tục mới, văn minh, lịch sự, mang tính cộng đồng cao. Đã xuất hiện nhiều nhân tố tích cực, những công dân kiểu mẫu, truyền thống nhân nghĩa, thương yêu đùm bọc nhau vượt qua khó khăn hoạn nạn bằng những hành động, việc làm đầy tình nghĩa.

Xem di sản văn hóa là tài sản quý giá

Một bậc cao niên tặng Dư địa chí làng Mỹ Lợi đến Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ 

Sau khi khảo sát, được nghe các vị cao tuổi kể về truyền thống văn hóa của làng Mỹ Lợi, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ cảm ơn làng đã bảo vệ di tích cho làng, cho tỉnh, cho quốc gia; làng văn hóa Mỹ Lợi nói chung và đình làng Mỹ Lợi nói riêng với kiến trúc độc đáo là di tích hiếm có đang được bảo tồn nguyên vẹn với nhiều nét truyền thống tốt đẹp. Quy ước, hương ước của làng còn thể hiện việc động viên, khen thưởng con cháu học hành đỗ đạt. Ở Mỹ Lợi, phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa đã góp phần rất quan trọng vào việc động viên các tầng lớp nhân dân thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội.

“Đây là những vốn quý cần phát huy và nhân rộng. Mỹ Lợi phải luôn xem di sản văn hóa là tài sản vô cùng quý giá, gắn kết cộng đồng dân cư để chú trọng, phát huy và làm tốt việc giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng cho đời sau. Cần tiếp tục giữ gìn và bảo tồn phát huy phong tục, tập quán, đạo đức, lối sống đẹp của cộng đồng phù hợp với công cuộc xây dựng nông thôn mới, xã hội phồn vinh, tiến tới xây dựng làng Mỹ Lợi trở thành làng văn hóa kiểu mẫu trong giai đoạn tới”- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Làm việc với lãnh đạo huyện Phú Lộc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ khẳng định, văn hóa làng là bản sắc, hồn cốt mang giá trị đặc trưng trong xây dựng nông thôn mới; bảo tồn, phát huy, giữ gìn và phát triển bền vững làng văn hóa cần phải rất cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn. Nhấn mạnh, thời kỳ hội nhập, môi trường, cơ cấu nghề nghiệp thay đổi đã tác động đến diện mạo làng quê, các quan hệ làng xã, dòng họ và gia đình, để duy trì nét đẹp của văn hóa làng xã, trong từng gia đình, dòng họ cần giữ gìn và phát triển văn hóa làng, nền nếp gia phong. Giữa họ tộc với trưởng thôn và bí thư chi bộ thôn cần có mối quan hệ tốt hơn nữa trong xây dựng nông thôn mới gắn với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập ổn định cho người dân.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy lưu ý, làng văn hóa Mỹ Lợi và các làng văn hóa trên địa bàn huyện Phú Lộc cần tạo điều kiện Sở Văn hóa - Thể thao số hóa dữ liệu các sắc phong, gia phả, hương ước, quy ước để nhân rộng. Tỉnh đang có chủ trương tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử và những di tích cấp quốc gia, di tích cấp bách cần bảo tồn sẽ được ưu tiên. Đề nghị lãnh đạo huyện Phú Lộc, lãnh đạo cấp xã cần phải thay đổi tư duy trong xây dựng phát triển du lịch, văn hóa, hướng tới chú trọng làng văn hóa trên giá trị truyền thống riêng có của cư dân từng vùng miền.

Dịp này, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã phát động phong trào dòng họ không có hộ nghèo ở xã Vinh Mỹ.  

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Hơn 200 tác phẩm ký họa về cảnh đẹp Phú Lộc

Chương trình sáng tác “Hành trình ký họa nét đẹp Phú Lộc 2024” sau 5 ngày diễn ra đã khép lại cùng hơn 200 tác phẩm ký hoạ với nhiều bút pháp, nội dung phong phú về mảnh đất và con người Phú Lộc.

Hơn 200 tác phẩm ký họa về cảnh đẹp Phú Lộc
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

TIN MỚI

Return to top