ClockThứ Hai, 01/05/2017 08:48

Vì sao người dân “ngán” khám, chữa bệnh BHYT?

Khám, chữa bệnh BHYT tự nguyện còn nhiều bất cập, yếu kém, chưa đảm bảo được quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm.

Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những chính sách xã hội quan trọng hàng đầu của Nhà nước, giúp người dân chia sẻ gánh nặng về tài chính khi phải chi trả các khoản chi phí khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc khám, chữa bệnh thẻ BHYT ở nước ta còn tồn tại rất nhiều bất cập, gây khó khăn cho người dân trong khi khám, chữa bệnh.

Khám, chữa bệnh thẻ BHYT (Ảnh minh hoạ)

Theo Bộ Y tế, đến nay đã có hơn 75 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 81,3% dấn số, gần 20% dẫn số còn lại chưa tham gia BHYT. Nhưng trong 10 người mua BHYT thì chỉ có khoảng 4 người sử dụng. Khi được hỏi về vấn đề này, một số người dân phản ánh thủ tục thanh toán khám, chữa bệnh BHYT phức tạp và bất hợp lý.
Cụ thể, người dân khi đi khám phải mang quá nhiều loại giấy tờ như giấy tờ tuỳ thân, giấy chuyển viện, giấy xác nhận của chính quyền địa phương, cơ quan công an,…

Trò chuyện với phóng viên, bác Thuỷ - một người dân ở Sơn Tây (Hà Nội) cho biết trước đây bác có mua BHYT nhưng từ năm 2014 đã không mua nữa, vì thấy BHYT không có tác dụng gì: “Năm 2014, tôi bị tai nạn giao thông, nhưng khi đi khám bác vẫn mất tiền và không được hưởng một đồng bảo hiểm nào. Bệnh viện trả lời rằng phải có giấy xác nhận của công an về vụ tai nạn thì mới được hưởng bảo hiểm. Nhưng khi tai nạn xảy ra hai bên đã thoả thuận không có kiện cáo gì, nhưng đến khi đi viện thì lại phải có giấy, lúc ấy sự việc đã xảy ra quá lâu và phiền hà nên bác không làm. Từ ngày đấy tôi không mua bảo hiểm nữa”.

Khi được hỏi nếu không tham gia BHYT, nếu mắc bệnh nặng thì chi phí phải trả sẽ rất lớn, bác Thuỷ nói: “Tôi nghĩ đơn giản nhất là vụ tai nạn, đúng tuyến mà không chi trả cho tôi thì những bệnh nan y, bệnh nặng cũng không chi trả, nếu có thì thuốc cũng không tốt”.

Không chỉ là câu chuyện thanh toán bảo hiểm, BHYT đối với người có công cũng là một vấn đề gây bức xúc. Một thính giả cho biết sau khi tham gia kháng chiến, bác được nhà nước trao tặng sổ BHYT, tuy nhiên cuốn sổ lại không đem lại những lợi ích mong muốn.

“Sau khi đất nước thống nhất, những người cầm súng như chúng tôi được nhà nước cho sổ BHYT không mất tiền. Tính nhân văn thì hay như thế, nhưng mà thực tế ra chúng tôi đi viện, như tôi bị phì đại tuyến tiền liệt nhưng chưa bao giờ được thuốc chữa bệnh mà phải đi mua” – vị thính giả nói.

Cũng giống như vị thính giả trên, bác Nguyễn Xuân Hường ở Đại Lâm, Lạng Giang, Bắc Giang, cho biết đã tham gia BHYT được mấy chục năm, nhưng khám, chữa bệnh không đạt yêu cầu, điều trị vòng vèo, thuốc BHYT cho thì nhẹ, rẻ tiền điều trị rất lâu mà hiệu quả không được như mong muốn.

Ngoài những bất cập trên, người dân còn lo ngại về chất lượng của dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT. Một người lao động ở Phú Yên cho biết bản thân chị bị đau lưng nên đi khám, bệnh viện cho thuốc uống nhưng không đỡ và phải tự đi khám bên ngoài, không theo bảo hiểm. “Đi khám ở trên huyện thì người ta nói là bị gai cột sống, xuống bệnh viện tỉnh thì người ta nói là bị thoái hoá cột sống. Uống thuốc 10 ngày, không thấy đỡ, cho thuốc lại uống mà cũng không đỡ, muốn nhập viện thì người ta nói bệnh đơn giản, không cần nhập. Tự đi vào bệnh viện Chợ Rẫy khám thì ra là bị viêm dây thần kinh liên sườn. Từ đấy tự mua thuốc uống mới đỡ hơn”.

Việc các cơ sở y tế địa phương chẩn đoán sai hoặc không tìm ra nguyên nhân và chữa trị dứt điểm cũng đã làm mất niềm tin của người dân.

Hiện nay, Chính phủ và Bộ Y tế đang thực hiện lộ trình bao phủ BHYT toàn dân, phấn đấu đến năm 2020, cả nước có tối thiểu 90,7% dân số tham gia BHYT. Để đạt được mục tiêu này, ngành BHXH cũng như Bộ Y tế cần phải xây dựng chính sách bảo hiểm cân đối, công bằng giữa các nhóm đối tượng, nâng cao chất lượng của các tuyến y tế cơ sở, giảm bớt các thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
“Chìa khóa” phát triển người tham gia bảo hiểm

Truyền thông được xem là “chìa khóa” trong công tác phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) nên BHXH tỉnh không ngừng thay đổi, đa dạng hóa cả về nội dung lẫn hình thức tuyên truyền nhằm lan tỏa chính sách BH đến với người dân để người dân hiểu và chủ động tham gia.

“Chìa khóa” phát triển người tham gia bảo hiểm
Return to top