ClockThứ Tư, 19/07/2023 06:54

Bệnh tay chân miệng – các dấu hiệu cảnh báo nặng

TTH - Theo thông báo của Bộ Y tế (7/7) cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay cả nước ghi nhận 8.995 trường hợp mắc tay chân miệng; trong đó, đã có 3 trường hợp tử vong. Số mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng nhanh.

Giám sát, theo dõi chặt chẽ bệnh tay chân miệngNhiều trẻ biến chứng viêm não, thần kinh vì mắc tay chân miệng chủng virus EV71WHO: Bệnh răng miệng ảnh hưởng đến hơn 800 triệu người ở Tây Thái Bình Dương

leftcenterrightdel
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, phòng tránh bệnh tay chân miệng. Ảnh: MC 

Bệnh tay chân miệng trẻ em rất phổ biến và rất dễ lây lan. Bệnh có khả năng tự khỏi sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh tay chân miệng trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Bệnh tay chân miệng gây ra do virus cấp tính Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Bệnh tay chân miệng trẻ em có thể dễ dàng lây truyền qua đường tiêu hóa hay tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các bọng nước, phân, nước bọt hay dịch tiết mũi họng. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến nhất là trẻ dưới 10 tuổi.

Ở Việt Nam, bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Nhưng, thời điểm từ tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12 thì số ca trẻ em nhiễm tay chân miệng có xu hướng tăng rõ rệt. Rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc, không biết trẻ bị bệnh tay chân miệng khi nào cần nhập viện? Để hiểu bệnh tay chân miệng trẻ em, cũng như những dấu hiệu bệnh ở giai đoạn nặng cha mẹ cần lưu ý.

Dấu hiệu nhận biết ở trẻ nhỏ

Trẻ mắc tay chân miệng ở giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn,... Tuy nhiên, các triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn, nhiễm virus thông thường hay bệnh thủy đậu. Trong 1 - 2 ngày đầu nhiễm bệnh, trẻ sẽ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính khoảng vài mm, nổi trên bề mặt da. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước.

Khi bị tay chân miệng, trẻ có thể quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15 - 20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ khóc vì bị đau do các nốt lở loét trong miệng. Nhưng thực tế, đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.

Khi bệnh tay chân miệng trẻ em trở nặng, trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48h và không tác dụng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ dẫn đến nhiễm độc thần kinh.

Trẻ hay giật mình. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình có thường xuyên hay không ngay cả khi trẻ đang chơi đùa. Nếu thấy trẻ xuất hiện 1 trong 3 triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.

Dự phòng bệnh cho trẻ

Để chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng trẻ em, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống. Ăn chín, uống chín. Vật dụng ăn uống phải được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi). Không mớm thức ăn cho trẻ. Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi. Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng... Đặc biệt, không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Trong 10 - 14 ngày đầu khi nhiễm miệng, cha mẹ cần cách ly trẻ tại nhà, không để trẻ đến trường học hay những nơi đông người. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi, chăm sóc trẻ để phòng, ngừa biến chứng bệnh tay chân miệng. Ngay khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.

TS. BS. Nguyễn Đức Hoàng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, thời gian qua, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin, cảnh báo thiên tai đến người dân bằng nhiều biện pháp, hình thức khác nhau. Trong đó, ứng dụng Hue-S của Trung tâm Giám sát và Điều hành đô thị thông minh (IOC) và các nền tảng mạng xã hội đã phát huy hiệu quả, giúp người dân chủ động nắm bắt thông tin và ứng phó kịp thời.

Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S
Thái Lan cảnh báo về 'Bệnh X' tại CHDC Congo

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Y tế Thái Lan đã gửi cảnh báo tới tất cả các văn phòng của mình về một đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm tại CHDC Congo vốn đã khiến hàng trăm người bị bệnh và ít nhất 79 người tử vong kể từ cuối tháng 10 đến nay.

Thái Lan cảnh báo về Bệnh X tại CHDC Congo
Bệnh hiếm, hiểm nghèo, phẫu thuật kỹ thuật cao được lên thẳng tuyến cuối, hưởng BHYT 100%

Từ năm 2025, đối với một số trường hợp mắc các bệnh hiếm, hiểm nghèo, cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao... người bệnh được lên thẳng tuyến khám chữa bệnh chuyên sâu (tuyến cuối) mà không cần phải thực hiện thủ tục chuyển tuyến như hiện hành mà vẫn được hưởng 100% mức hưởng.

Bệnh hiếm, hiểm nghèo, phẫu thuật kỹ thuật cao được lên thẳng tuyến cuối, hưởng BHYT 100

TIN MỚI

Return to top