ClockChủ Nhật, 22/08/2021 08:50

Bộ Y tế tiếp tục xuất cấp 30.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị COVID-19

Ngày 21/8, Bộ Y tế đã xuất cấp 30.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị COVID-19. Đây là lần thứ ba thuốc này được Bộ Y tế xuất cấp để phục vụ nhu cầu điều trị của các cơ sở y tế.

Mọi vaccine ngừa COVID-19 đều chống biến chứng nặng tốt như nhauPalau ghi nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiênCa bệnh COVID-19 tử vong là thai phụTối 21/8, thêm 7 ca dương tính với SARS - CoV-2, trong đó có 3 ca ngoài cộng đồngNam Đông: Giãn cách xã hội 2 thôn của xã Hương Xuân theo Chỉ thị 15Những triệu chứng mắc COVID-19 với người đã tiêm vaccine đầy đủLời chúc kèm những hộp cơm ở tâm dịchPfizer sẽ đẩy nhanh tiến độ giao vaccine, sẵn sàng hợp tác về thuốc điều trị COVID-19 với Việt NamTăng 'liều' hỗ trợ cho doanh nghiệp trước áp lực của dịch bệnh

Thuốc Remdesivir để điều trị COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo quyết định của Bộ Y tế, ở đợt ba này có 11 bệnh viện (trong đó có các trung tâm hồi sức tích cực COVID-19), 13 Sở Y tế các tỉnh, thành phố gồm TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Trà Vinh, Vĩnh Long, thành phố Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hoà, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang và Cục Y tế, Cục Quân y.

Trước đó, ngày 17/8, Bộ Y tế cũng đã có quyết định xuất cấp lần hai 30.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị COVID-19 cho 17 đơn vị gồm các bệnh viện và một số Sở Y tế phía Nam.

Vào ngày 8/8, lô thuốc đầu tiên gồm 10.000 lọ Remdesivir đã được xuất cấp đưa vào điều trị bệnh nhân COVID-19 của TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam.

Như vậy, đến nay đã có 70.000 lọ thuốc Remdesivir phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 được Bộ Y tế xuất cấp.

Remdesivir là là thuốc kháng virus được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt khẩn cấp để điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19.

Với khả năng rút ngắn thời gian hồi phục và giảm mạnh tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân diễn tiến nặng, Remdesivir đã được 50 quốc gia như Mỹ, EU, Úc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ... đưa vào phác đồ điều trị từ tháng 5/2020, và là một trong những loại thuốc đặc trị khó tiếp cận hàng đầu thế giới.

Thuốc Remdesivir cũng là thuốc đã được cấp phép khẩn cấp tại Ấn Độ cho chỉ định điều trị COVID-19, cho bệnh nhân COVID nặng, thở máy/ECMO…

Trước đó, ngày 2/8, dưới sự hướng dẫn của Bộ Y tế, Tập đoàn Vingroup vừa đàm phán thành công đơn hàng đặc biệt - 500.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị COVID-19 được FDA Mỹ cấp phép.

Theo hướng dẫn sử dụng của Bộ Y tế, thời điểm dùng thuốc Remdesivir là trong vòng 10 ngày đầu từ khi khởi phát bệnh và nên phối hợp với Dexamethasone. Thuốc được ưu tiên sử dụng cho nhóm nguy cơ cao gồm người trên 65 tuổi, người có bệnh nền, béo phì (BMI >25).

Bộ Y tế lưu ý không bắt đầu sử dụng thuốc cho người bệnh COVID-19 cần thở máy xâm nhập, ECMO.

Riêng đối với các trường hợp được điều trị bằng Remdesivir trước khi thở máy xâm nhập hoặc ECMO thì tiếp tục dùng Remdesivir cho đủ liệu trình.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, Remdesivir là thuốc mới, liều dùng của thuốc tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Theo đó trong quá trình điều trị, các cơ sở y tế cũng cần theo dõi chặt chẽ về hiệu quả của thuốc. Việc sử dụng thuốc cho người bệnh phải được bác sĩ chỉ định.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã dành nhiều ưu tiên như tập trung trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao, nhân lực giỏi cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam có ca mắc COVID-19 tăng cao, nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
Không chủ quan với bệnh liên cầu lợn

Ngày 11/10, báo cáo bệnh truyền nhiễm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh ghi nhận thêm ca bệnh liên cầu lợn (LCL) tại phường Hương Xuân, TX. Hương Trà. Điều này thêm một lần nữa lên tiếng cảnh báo người dân tuyệt đối không chủ quan với bệnh này, vì nó có tỷ lệ gây tử vong rất cao.

Không chủ quan với bệnh liên cầu lợn

TIN MỚI

Return to top