ClockThứ Sáu, 11/10/2024 16:22

Ghi nhận thêm một trường hợp nhiễm liên cầu lợn

TTH.VN - Ngày 11/10, báo cáo bệnh truyền nhiễm của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh ghi nhận thêm ca bệnh liên cầu lợn (LCL) tại phường Hương Xuân, TX. Hương Trà.

Phát hiện ca bệnh liên cầu lợn tại Hương TràBộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng lây nhiễm liên cầu lợn sang ngườiViêm màng não do liên cầu khuẩn lợnChưa phát hiện tình trạng lợn bị nhiễm các loại bệnh trên địa bànDốc sức cứu bệnh nhân suy đa tạng vì nhiễm liên cầu lợnBệnh nhân nhiễm liên cầu lợn nặng được xuất viện sau hai tháng điều trị

Cán bộ y tế xử lý môi trường bằng Cloramin B 25% tại nhà bệnh nhân

Đó là ông T.K.H. 58 tuổi làm nghề nông. Cuối tháng 9, ông H. lên cơn sốt kèm rét run nên đi khám tại TTYT Hương Trà; do chỉ số bạch cầu tăng cao, người bệnh được chuyển tuyến vào Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế cơ sở 2. Khoa Truyền nhiễm, BVTW Huế cơ sở 2 chẩn đoán bệnh nhân (BN) nhiễm khuẩn huyết. Thực hiện các xét nghiệm và cấy máu, mẫu bệnh phẩm ông T.K.H. cho kết quả dương tính với Streptococcus suis (nhiễm LCL).

Nhận được thông tin, TTYT TX. Hương Trà phối hợp địa phương tiến hành điều tra dịch tễ. Theo đó, nhà ông H. có nuôi 13 con lợn. Ngày 20/9, ông H. xuất bán hết số lợn nuôi trong tình trạng lợn khỏe mạnh. Gia đình có ăn thịt lợn mua ở chợ không rõ nguồn gốc nên khó xác định nguồn lây. Người tiếp xúc gần nhất là vợ của bệnh nhân H. Trạm thú y xã rà soát cũng xác nhận khu vực quanh nhà người này 2 tuần trước không có tình trạng lợn bệnh cũng như người mắc bệnh. Trạm Chăn nuôi thú y thị xã thông tin có tình trạng lợn chết không rõ nguyên nhân tại một tổ dân phố đang chờ kết quả xét nghiệm.

Cán bộ y tế đã xử lý môi trường bằng Cloramin B 25% tại nhà bệnh nhân, đồng thời tuyên truyền trực tiếp cho người dân về các dấu hiệu bệnh, theo dõi diễn biến, hướng điều trị và biện pháp phòng chống.

Sau khi điều trị ổn định, người bệnh đã được xuất viện về nhà; đợt tái khám mới nhất của ông T.K.H. cho kết quả sức khỏe bình thường.

 Lực lượng chức năng truyền thông dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh liên cầu lợn cho người dân ở Hương Xuân, Hương Trà

TTYT Hương Trà yêu cầu tiếp tục truyền thông giáo dục các biện pháp phòng chống LCL, đề nghị lãnh đạo phường Hương Xuân chỉ đạo cán bộ thú y tăng cường giám sát dịch bệnh trên địa bàn; tổ chức kiểm tra an toàn thực phẩm các lò mổ; củng cố các đội xử lý cơ động, cơ sở vật chất trang thiết bị, thuốc men hóa chất sẵn sàng chống dịch....

Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y; nấu chín thịt lợn 70 độ C trở lên theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới; không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc hoặc chế biến thịt sống; rửa sạch tay và các dụng cụ sạch sẽ sau chế biến…

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh ghi nhận hai ca nhiễm LCL, trong đó ca đầu tiên của năm 2024 là ông Nguyễn.V.A. 51 tuổi (Quảng Phú, Quảng Điền) rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn huyết do Streptococcus suis, suy đa tạng được kịp thời cứu sống và xuất viện sau 2 tháng điều trị.

L. TUỆ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

TIN MỚI

Return to top