ClockThứ Hai, 21/02/2022 10:02

F0 điều trị tại nhà cần sinh hoạt, vận động thế nào để tăng cường sức khỏe?

Bạn đọc hỏi: F0 khi điều trị tại nhà cần có tuân thủ việc theo dõi sức khỏe, sinh hoạt, vận động như thế nào?

Điều trị COVID-19 tại nhà: Cẩn trọng với thuốc MolnupiravirCách theo dõi nhịp thở của F0 điều trị tại nhà như thế nào?Dự án ATM OXY hoạt động xuyên tết, hỗ trợ F0 điều trị tại nhàChủ động ứng phó tình huống y tế khẩn cấp trong dịp tếtLàm tốt cách ly điều trị F0 tại nhàCho phép cơ sở dịch vụ hoạt động với 50% công suất“Việc cách ly, theo dõi & điều trị F0 đã dần đi vào nề nếp”Kích hoạt giải pháp truy vết và ra quyết định biện pháp y tế tại nhà bằng công nghệ

Theo dõi sức khỏe cho F0 điều trị tại nhà. Ảnh: TTXVN

Theo Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, người mắc COVID-19 điều trị tại nhà cần làm theo các hướng dẫn về theo dõi sức khỏe hàng ngày, cụ thể:

Cơ sở quản lý sức khỏe người mắc COVID-19 sẽ có hướng dẫn người mắc COVID-19 thực hiện tự theo dõi sức khỏe và điền thông tin vào Phiếu theo dõi sức khỏe người mắc COVID-19 tại nhà 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu, điều trị. Nội dung theo dõi gồm:

- Các chỉ số: Nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp (nếu có thể).

- Các triệu chứng: Mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo...

- Các triệu chứng khác như: Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ…

Ngoài theo dõi các chỉ số hàng ngày và ghi chép lại, Bộ Y tế cũng lưu ý người mắc COVID-19 nên có chế độ sinh hoạt, vận động để tăng cường sức khỏe như:

- Nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe).

- Tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày theo hướng dẫn tập thở cho bệnh nhân COVID-19.

- Uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước.

- Không bỏ bữa.

- Tăng cường dinh dưỡng như: Ăn đầy đủ chất, ăn nhiều trái cây, uống nước hoa quả…

- Người bệnh cần có suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái, tránh tâm lý stress, căng thẳng...

Theo Tin tức TTXVN  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỘI TIM MẠCH TOÀN QUỐC LẦN THỨ 19:
“Tim mạch học trong kỷ nguyên mới - Con đường bước ra thế giới”

Diễn ra trong các ngày từ 13 đến 15/12, Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 19 có chủ đề “Tim mạch học trong kỷ nguyên mới: Con đường bước ra thế giới” do Thừa Thiên Huế đăng cai tổ chức. Đây không chỉ là dịp để các nhà khoa học chia sẻ tri thức, kinh nghiệm, mà còn là cơ hội cập nhật các tiến bộ kỹ thuật và giải pháp mới nhằm giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao chất lượng sống của người dân.

“Tim mạch học trong kỷ nguyên mới - Con đường bước ra thế giới”
Thanh niên suy tim hồi sinh nhờ tạng hiến

Trái tim của một chàng trai 24 tuổi đã vượt chặng đường hơn 600km từ Hà Nội vào Huế, “thắp” lên sự sống cho một thanh niên đồng trang lứa suy tim nặng. Đây là ca ghép tim thứ 14 tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế và là ca ghép tim xuyên Việt thứ 13 của đơn vị.

Thanh niên suy tim hồi sinh nhờ tạng hiến
Return to top