|
|
Điều trị Glôcôm tại Trung tâm Mắt Bệnh viện Trung ương Huế |
Dự kiến có khoảng 700 lượt khám, tư vấn. Trong đó có 100 người cao tuổi, 250 trường hợp khám nội viện và 350 trường hợp khám tại khoa.
Theo đó, nếu phát hiện bệnh glocom, bệnh nhân sẽ được tư vấn, chẩn đoán và phát thuốc điều trị nội khoa. Những trường hợp có chỉ định phẫu thuật sẽ được hướng dẫn nhập viện và phẫu thuật sau. Tại Trung tâm Mắt Bệnh viện Trung ương Huế, chi phí cho một ca phẫu thuật điều trị Glôcôm dao động từ 2-5 triệu đồng tuỳ mức độ hưởng bảo hiểm y tế.
Hiện tại đơn vị đang áp dụng điều trị Glôcôm bằng nội khoa, laser và phẫu thuật. Các trường hợp phức tạp, không đáp ứng điều trị bằng phẫu thuật sẽ được đặt valve.
Tại Bệnh viện Mắt Huế, việc khám và tầm soát bệnh Glôcôm miễn phí diễn ra trong các buổi chiều trong tuần này dành cho 10 bệnh nhân/buổi. Các đối tượng được khuyên nên tầm soát là người có triệu chứng đỏ mắt, đau nhức mắt, nhìn mờ đột ngột, nhìn có quầng xanh đỏ, có thể đau kèm nửa đầu cùng bên; Bệnh nhân có nguy cơ cao thuôc nhóm: trên 40 tuổi, tiền sử chấn thương mắt, sử dụng thuốc corticoid kéo dài, người có tiền căn gia đình đã mắc bệnh Glôcôm, người bị viễn thị, giác mạc (tròng đen) nhỏ.
|
|
Các chuyên gia khuyên nên tầm soát bệnh về mắt 6 tháng một lần |
Theo Bệnh viện Mắt Huế, các bước kiểm tra được thực hiện với các thiết bị nhãn khoa hiện đại, bình quân chi phí mỗi ca khám khoảng hơn 400 đồng. Glôcôm là nguyên nhân thứ hai (sau bệnh đục thể thủy tinh) gây mù lòa. Khoảng 50% người mắc bệnh không biết rằng họ mắc bệnh Glôcôm. Điều này là do trong giai đoạn đầu, bệnh glôcôm không có triệu chứng. Nếu không được điều trị, bệnh glôcôm có thể tiến triển nặng gây ra tình trạng mù loà không hồi phục. Do đó, bênh nhân cần được khám mắt định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm, điều trị kịp thời
Chủ đề Tuần lễ Bệnh Glôcôm thế giới 2023 là: “Thế giới tươi sáng, hãy cứu lấy thị giác của bạn" (The World Is Bright, Save Your Sight). Bệnh Glôcôm (tăng nhãn áp) là nguyên nhân phổ biến nhất gây mù lòa không hồi phục. Trên thế giới, 78 triệu người mắc bệnh tăng nhãn áp. Cứ 200 người thì có 1 người ở độ tuổi 40, ở tuổi 80 tăng lên cứ 8 người thì có 1 người mắc bệnh.
Tuần lễ bệnh Glôcôm thế giới là một sáng kiến nhằm nhấn mạnh bệnh tăng nhãn áp là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa không thể hồi phục nhưng có thể phòng ngừa được trên toàn thế giới. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh tăng nhãn áp có thể ngăn ngừa tình trạng suy giảm thị lực không cần thiết. Nhiều người không biết rằng họ mắc bệnh hoặc có thể không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc cần thiết. Do đó, các hệ thống chăm sóc sức khỏe mắt hiệu quả cần được quan tâm nhiều hơn.