ClockThứ Tư, 20/02/2019 14:11

Lách luật, không đóng bảo hiểm xã hội cho lao động thời vụ

TTH - Lao động có ký kết hợp đồng lao động từ 1 tháng đến dưới 3 tháng thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Tuy nhiên, sau một năm triển khai, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tìm cách lách luật.

Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: Tự an sinh cho chính mìnhSẽ xử lý hình sự nếu trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp

Lao động thời vụ vẫn phải tham gia bảo hiểm xã hội (ảnh minh họa)

Cùng lách luật

Năm 2018, nhiều người không khỏi xót xa khi ông  P.V.Đ (TP. Huế), làm việc ở Công ty THNH G. bị tai nạn trong khi xây dựng dẫn đến tử vong. Ông là lao động thời vụ, doanh nghiệp nào thuê thì ông làm nên khi xảy ra sự cố, gia đình ông không được bảo vệ về quyền lợi khi không có hợp đồng lao động. Gia đình gặp khó khăn khi ông là lao động chính trong gia đình. Doanh nghiệp điêu đứng khi phải có trách nhiệm thỏa đáng với gia đình nạn nhân. Bài học nhãn tiền khiến người trong cuộc giật mình, nhưng, không ít trường hợp vì lợi ích trước mắt nên không quan tâm đến hợp đồng lao động, đồng nghĩa, quyền lợi của họ bị ảnh hưởng.

Không ít doanh nghiệp nhỏ cho rằng, quy định này khiến họ gặp khó khăn do phải đóng một khoản tiền không nhỏ về các loại hình bảo hiểm bắt buộc, sẽ tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận. Thế nên, họ lại chuyển sang sử dụng hình thức "hợp đồng miệng", hoặc cho người lao động nhận sản phẩm về nhà làm gia công (khoán sản phẩm), thay vì trực tiếp đến công ty làm việc để bỏ qua khoản tiền đóng BHXH.

Thực tế, ngoài hình thức giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản, đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng, các bên có thể giao kết bằng lời nói (hợp đồng miệng), nhưng hợp đồng miệng chỉ được thỏa thuận một lần và sau đó, phải được xác lập bằng văn bản. Tuy nhiên, nếu người lao động và đơn vị sử dụng lao động đều “hợp tác” thì cơ quan chức năng khó có cơ sở để làm rõ, đó là hợp đồng miệng lần đầu hay đã nhiều lần.

Khá nhiều lao động trẻ ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tâm lý “ăn xổi”, muốn nhận nguyên lương, không tham gia các loại hình BHXH bắt buộc. Họ cho rằng, lương tiền đã thấp, lại phải đóng BHXH sẽ không đủ trang trải. Tâm lý “đứng núi này, trông núi nọ” luôn thường trực ở lao động thời vụ. Chủ doanh nghiệp cung cấp thực phẩm tươi sống Phước Thịnh (TP. Huế), trải lòng, công ty anh gặp không ít khó khăn khi tuyển dụng nguồn nhân lực. Bởi, nếu muốn tuyển được người lao động thì phải làm trái quy định, còn nếu làm đúng quy định sẽ không tuyển được lao động. Tất nhiên, có hợp đồng ràng buộc, sẽ hạn chế tình trạng “nhảy việc”.

Thông tin từ BHXH tỉnh, qua kiểm tra, số lao động mà doanh nghiệp kê khai chênh lệch khá nhiều so với lao động thực tế. BHXH chỉ có thể kiểm soát được đối với những doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tình hình sử dụng lao động và lập sổ theo dõi biến động lao động theo quy định. Còn hầu hết các cơ sở kinh doanh của hộ cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có tổ chức công đoàn, thì cơ quan BHXH không thể kiểm soát được.

Ông Nguyễn Viết Dũng, Phó Giám đốc điều hành BHXH tỉnh cho biết, có nhiều doanh nghiệp lách luật không ký hợp đồng lao động bằng cách chuyển đổi hình thức từ hợp đồng lao động sang hình thức hợp đồng kinh tế, thuê khoán, trả thù lao vài triệu đồng/vụ việc. Qua kiểm tra, đa số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh không chấp hành và có hành vi lách luật bằng hình thức hợp đồng khoán theo khối lượng công việc, chấm công người lao động dưới 14 ngày trong tháng.

Hệ lụy

Đã từng xuất hiện hàng chục lao động thời vụ, chủ yếu trong ngành xây dựng điêu đứng vì bị nhà thầu nợ lương, không trả lương. Lao động thời vụ trắng tay mỗi khi xảy ra tai nạn lao động. Họ cuống cuồng gõ cửa các cơ quan chức năng yêu cầu bảo vệ quyền lợi, song, do không có hợp đồng, cũng không phải đoàn viên công đoàn nên các ngành chức năng khó can thiệp. Thế nên, tham gia BHXH vừa là quyền và nghĩa vụ của người lao động. Họ được hưởng lợi khi gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe, thất nghiệp. BHXH cũng là sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp với người lao động.

BHXH tỉnh cần tăng cường các đoàn kiểm tra chuyên ngành, liên ngành kiểm tra việc thực hiện đóng BHXH, BHYT ở các doanh nghiệp; kiểm tra, đối chiếu, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp trích nộp đầy đủ, kịp thời theo quy định của Luật BHXH. Cũng cần nhiều buổi đối thoại giữa cơ quan BHXH với các đơn vị sử dụng lao động về những vướng mắc trong quá trình triển khai.

"Trong trường hợp nếu phát hiện doanh nghiệp liên tục vi phạm, ký kết hợp đồng lao động nhưng không lập danh sách người lao động tham gia BHXH bắt buộc, ngoài việc sẽ bị cơ quan chức năng lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính, khi ký kết hợp đồng lao động sẽ bị cơ quan BHXH truy đóng và bị tính lãi suất chậm đóng theo quy định hiện hành", ông Trương Công Khả, Trưởng phòng Khai thác và Thu nợ BHXH tỉnh, cho hay.

Hơn lúc nào hết, người lao động phải tự bảo vệ bản thân bằng cách lên tiếng để chủ sử dụng lao động tham gia đầy đủ về BHXH. Có như vậy, mới bảo đảm tính công bằng, nghiêm minh và tính ưu việt của chính sách an sinh xã hội.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế) thông báo tuyển dụng lao động đợt 1...

Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024
Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỔ XÔ RÚT BẢO HIỂM MỘT LẦN VÌ DỰ ÁN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI SỬA ĐỔI:
Cần truyền thông sâu rộng

Thông tin từ Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi liên quan đến 2 phương án rút BHXH một lần thời gian qua khiến nhiều người lao động (NLĐ) hoang mang và đổ xô nghỉ việc để rút BHXH một lần, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Cần truyền thông sâu rộng
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn

TIN MỚI

Return to top