ClockThứ Tư, 06/10/2021 08:19

Miễn dịch tự nhiên có đủ để bảo vệ bạn chống lại biến thể Delta?

Biến thể Delta hiện vẫn chiếm phần lớn các ca mắc COVID-19 trên toàn cầu. Câu hỏi đặt ra liệu khả năng miễn dịch tự nhiên xuất hiện sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể bảo vệ chống lại biến thể nguy hiểm này không?

Vaccine Pfizer có hiệu quả ngăn ngừa bệnh nặng trong ít nhất 6 thángChâu Á và “cú trở mình” trong công tác tiêm chủng phòng COVID-19Công ty Israel giới thiệu khẩu trang diệt hết virus chủng DeltaMỹ công bố chiến lược '6 mũi nhọn' chống biến thể DeltaNgoài Delta, nhiều biến thể khác của virus SARS-CoV-2 vẫn đang được theo dõiModerna gửi đơn yêu cầu EU phê duyệt tiêm tăng cường vaccine COVID-19Nhật Bản phát hiện một biến thể Delta mới của virus SARS-CoV-2Biến thể Delta làm phá sản “giấc mơ” miễn dịch cộng đồng

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ước tính 99,8% tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 của đất nước này là do biến thể Delta. Các chuyên gia dự đoán biến chủng COVID-19 này sẽ áp đảo các biến thể khác như Mu ở Mỹ, giống như nó đã từng áp đảo biến thể Alpha ở Anh.

Tuy nhiên, sự thống trị của Delta không có nghĩa là cần phải có một phương pháp khác để giải quyết nó. Điều đó bao gồm việc dựa vào khả năng miễn dịch tự nhiên, mà CDC mô tả là khả năng miễn dịch "có được khi tiếp xúc với sinh vật gây bệnh thông qua việc lây nhiễm thực tế". Tức là, khi một người mắc COVID-19, cơ thể người đó sẽ sản xuất ra kháng thể; các kháng thể từ việc nhiễm virus có thể cung cấp các mức độ bảo vệ chống lại sự lây nhiễm trong tương lai.

Tiến sĩ Sabrina Assoumou, bác sĩ bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Boston, cảnh báo không nên dựa vào khả năng miễn dịch tự nhiên để chống lại COVID-19. Chia sẻ với Tạp chí Newsweek, bà cho biết: “Vẫn có những câu hỏi về việc bảo vệ nhờ khả năng miễn dịch tự nhiên để chống lại các biến thể. Một nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng tái nhiễm ở những người không được tiêm chủng cao hơn so với những người đã được tiêm chủng”.

Nghiên cứu của CDC mà bà Assoumou tham khảo chỉ ra rằng những người ở bang Kentucky (Mỹ) đã mắc COVID-19 và chưa được tiêm phòng có nguy cơ bị tái nhiễm cao hơn gấp đôi so với những người đã được tiêm vaccine đầy đủ.

Ngoài ra, Tiến sĩ Peter Chin-Hong, giáo sư y khoa tại Trường Đại học UCSF và là bác sĩ bệnh truyền nhiễm ở San Francisco, California, cũng cảnh báo không nên dựa vào khả năng miễn dịch tự nhiên để chống lại COVID-19. Theo ông Chin-Hong, khả năng miễn dịch tự nhiên nói chung là một điều tốt và có thể phát triển mạnh mẽ ở nhiều người, song rắc rối khi dựa vào khả năng miễn dịch tự nhiên là nó có thể khác nhau ở mỗi người và không có điều gì cho biết miễn dịch tự nhiên có thể kéo dài bao lâu. Hiệu quả của miễn dịch tự nhiên có thể phụ thuộc vào thời điểm một người bị nhiễm bệnh.

Hơn nữa, khả năng miễn dịch tự nhiên có thể không bảo vệ tốt trước tất cả các biến thể của virus SARS-CoV-2.

Các chuyên gia đều khuyến nghị biện pháp tốt nhất để chống lại Delta theo chứng minh của khoa học là tiêm chủng. Tiêm phòng cung cấp "mức độ bảo vệ cao" chống lại COVID-19. Những loại vaccine hiện tại đã được cấp phép hoặc phê duyệt đều hoạt động tốt đối với biến thể Delta. Việc tiêm phòng cũng được khuyến nghị cho những người đã khỏi bệnh COVID-19.

Theo VOV.VN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh

“Trải nghiệm sản phẩm tẩy rửa tự nhiên” là workshop do Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế tổ chức ngày 22/6 với sự đồng hành của thương hiệu Myy Nature - Tinh hoa dược liệu Cố đô và Enzym sinh học Hoàng Anh.

Thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh
Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”

Lao động khu vực phi chính thức là một trong những nhóm lao động yếu thế trên thị trường lao động do có nhiều nguy cơ rủi ro về việc làm, thu nhập, chưa được hưởng các chính sách, chế độ an sinh xã hội cơ bản. Nhóm lao động này đang phải chịu rất nhiều thiệt thòi do không được hệ thống pháp luật về lao động bảo vệ một cách đầy đủ.

Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”
Nguy cơ vùi lấp hồ thủy lợi Khe Ngang

Dù đã tháo dỡ lán trại, tuy nhiên việc tự ý san ủi làm biến dạng địa hình đất lâm nghiệp tại tổ dân phố (TDP) Chầm (phường Hương Hồ, TP. Huế) gây nguy cơ sạt lở, bồi lấp hồ chứa nước Khe Ngang.

Nguy cơ vùi lấp hồ thủy lợi Khe Ngang
Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu mới của World Weather Attribution (WWA) - tổ chức chuyên đánh giá vai trò của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết cực đoan trên thế giới, tình trạng nắng nóng gay gắt như đợt cuối tháng 4 vừa qua ở châu Á và Trung Đông có nguy cơ xảy ra cao gấp 45 lần do tác động của biến đổi khí hậu mà con người gây ra.

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu
Nhận diện nguy cơ tiềm ẩn tai nạn lao động

Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra gần đây ở một số nhà máy sản xuất ngoại tỉnh cho thấy, chỉ cần một sự bất cẩn nhỏ, chủ quan và thiếu trang bị kiến thức, phương tiện, quy trình phòng bị về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là tính mạng người lao động rất dễ bị đe dọa.

Nhận diện nguy cơ tiềm ẩn tai nạn lao động
Return to top