ClockThứ Ba, 26/09/2023 05:51
NHÂN NGÀY TRÁNH THAI THẾ GIỚI 26/9:

Nên tham vấn để chọn biện pháp tránh thai thích hợp, an toàn

TTH - Tránh thai là hành động có chủ ý dùng các biện pháp nhân tạo hay các kỹ thuật để ngăn ngừa mang thai. Hiện nay, có rất nhiều biện pháp tránh thai được lựa chọn tùy thuộc vào cơ địa, hoàn cảnh của mỗi người. ThS. BSCKI Hà Thị Mỹ Dung, Trưởng khoa Sinh sản - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho hay:

Các biện pháp tránh thai (BPTT) bao gồm nhóm các biện pháp tránh thai tạm thời và nhóm tránh thai vĩnh viễn. Các biện pháp trong nhóm tránh thai tạm thời, gồm: Tránh thai tự nhiên bằng cách tính ngày rụng trứng, cho con bú vô kinh trong 4 tháng đầu sau sinh, xuất tinh ngoài âm đạo, biện pháp tránh thai rào chắn (bao cao su - BCS, dụng cụ tử cung - DCTC, thuốc…). Bên cạnh đó, chúng ta có biện pháp tránh thai vĩnh viễn, gồm triệt sản nam và triệt sản nữ.  Vì tính phổ biến, tiện lợi nên chị em hay chọn BCS, kế đến là viên uống hàng ngày, DCTC.

Vậy, sự khác nhau giữa tránh thai truyền thống và tránh thai hiện đại là gì?

Tránh thai truyền thống hay còn gọi là tránh thai tự nhiên là biện pháp không cần dụng cụ, không dùng thuốc men hay thủ thuật nào để ngăn cản sự thụ tinh. Vì vậy, nó không ảnh hưởng đến cơ thể cũng như nội tiết của người phụ nữ.

 ThS. BSCK I Hà Thị Mỹ Dung tư vấn phương pháp tránh thai cho khách hàng. Ảnh: Phan Thắng

Đối với BPTT hiện đại, nếu sử dụng đúng thì hiệu quả tránh thai cao. Tuy nhiên, đối với biện pháp tránh thai truyền thống, như kiêng giao hợp, xuất tinh ngoài, tính ngày rụng trứng, dù chúng ta chủ động nhưng vẫn dễ thất bại trong một số tình huống. Do hiệu quả tránh thai phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, tinh thần của người phụ nữ và hoàn cảnh sử dụng…

Phương pháp nào được khách hàng lựa chọn nhiều tại Khoa hiện nay?

Khách hàng đến Khoa thường chọn biện pháp đặt dụng cụ tử cung (DCTC) và que cấy tránh thai. DCTC đặt 1 lần nhưng có tác dụng 5-10 năm.  Không ảnh hưởng đến giao hợp, không ảnh hưởng đến chức năng nội tiết, tiết sữa khi nuôi con. Dễ có thai trở lại sau khi tháo DCTC. Đối với que cấy tránh thai, cấy que 1 lần, tác dụng 3-5 năm tùy loại que cấy. Hiệu quả tránh thai cao, có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh lý phụ khoa, sử dụng được ở đối tượng mẹ cho con bú. Sau khi được cấy dưới da, que cấy sẽ phóng thích nội tiết tố progestin vào cơ thể giúp ngừa thai trong khoảng thời gian nhất định từ 3 - 5 năm tùy loại que cấy. Nếu muốn hồi phục lại khả năng sinh sản, chị em chỉ cần đến cơ sở y tế thực hiện thủ thuật tháo que cấy.

Hai kỹ thuật trên đòi hỏi cán bộ y tế được đào tạo và có kinh nghiệm. Phòng khám Khoa SKSS, đảm bảo nhân lực và các yếu tố để thực hiện hai kỹ thuật này.

Làm sao để lựa chọn phương pháp tránh thai phù hợp với từng người? Điều này dựa trên những tiêu chí gì thưa BS?

Hằng năm, ước tính có khoảng 211 triệu thai kỳ, trong đó khoảng 46 triệu (chiếm 22%) là thai kỳ không mong muốn. Đặc trưng của mỗi biện pháp tránh thai liên quan đến tính hiệu quả, tính an toàn, tính kinh tế và khả năng chấp nhận của người dùng cụ thể. Vì vậy, mỗi một người chúng ta nên tham vấn để chọn cho mình một biện pháp tránh thai thích hợp.

Hiện, việc sử dụng các thảo mộc, bài thuốc dân gian hay Dettol và các chất khử trùng khác liệu có hiệu quả trong việc tránh mang thai ngoài ý muốn?

Chúng ta đã biết đến những biện pháp tránh thai đang được sử dụng hiện nay với độ hiệu quả và an toàn cao. Tuy nhiên, ở nhiều nơi vẫn còn có nhiều chị em sử dụng các biện pháp tránh thai không an toàn như sử dụng các thảo mộc, bài thuốc dân gian hay Dettol và các chất khử trùng khác. Hiệu quả tránh thai các chất này chưa kiểm chứng và đánh giá chính xác tính hiệu quả. Bên cạch đó, khi sử dụng, vô tình gây ảnh hưởng đến môi trường vi sinh của hệ sinh dục dưới, dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa, tổn thương hệ thống sinh dục.

Uống các loại thảo dược không được kiểm chứng có thể gây suy thận và tổn thương gan.

Lâu nay, việc sử dụng các biện pháp tránh thai mặc nhiên thường nghiêng về nữ giới. Với nam giới, có biện pháp tránh thai nào phổ biến không?

Phổ biến nhất phải nói đến BCS có hiệu quả ngăn ngừa mang thai tới 98%. Bên cạnh đó, BCS cũng bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục, STD như herpes và chlamydia. Đó là điều mà không phương pháp nào có được.

Một kỹ thuật nữa cần được đề cập đến là thắt ống dẫn tinh, hay còn được gọi là triệt sản nam. Thắt ống dẫn tinh là thủ thuật trong đó, bác sĩ thắt các ống mà tinh trùng đi qua để đến tinh hoàn gọi là ống dẫn tinh. Đây là lựa chọn tránh thai hiệu quả nhất cho nam giới. Xác suất thống kê được chỉ có khoảng 15 trong số 10.000 cặp vợ chồng có thai trong trường hợp người nam đã thắt ống dẫn tinh. Sau khi thắt ống dẫn tinh, phải mất khoảng 3 tháng để tinh dịch hoàn toàn không có tinh trùng. Do vậy, trong thời gian đó, nam giới nên thực hiện phương pháp tránh thai dự phòng là bao cao su…

Việc lựa chọn phương pháp tránh thai an toàn hiệu quả có nên cần tham vấn bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế hay không?

Không có biện pháp tránh thai nào là hoàn hảo cho mọi đối tượng. Cần tham vấn cán bộ y tế để lựa chọn BPTT phù hợp với từng người theo các tiêu chí: an toàn, tính hiệu quả và phù hợp.

Xin cảm ơn BS!

L.TUỆ (Thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thi sáng tác lô gô ngành Dân số

Ngày 28/10, Chi cục Dân số tỉnh cho biết, đã có văn bản gửi các đơn vị đề nghị truyền thông, hưởng ứng cuộc thi Sáng tác lô gô ngành Dân số do Cục Dân số, Bộ Y tế phát động nhằm phù hợp với định hướng chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển…

Thi sáng tác lô gô ngành Dân số
Góp ý dự thảo “Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn”

Ngày 27/9, Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức hội thảo Góp ý dự thảo “Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn” (gọi tắt là Hướng dẫn). Tham dự có lãnh đạo Cục Dân số, lãnh đạo Sở Y tế, Chi cục Dân số, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, bệnh viện đa khoa 19 tỉnh, thành phố…

Góp ý dự thảo “Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn”
Còn nhiều thách thức trong công tác dân số

“Chúng ta nằm trong nhóm 33 tỉnh, thành có mức sinh cao nhất cả nước, chưa tiệm cận được mức sinh thay thế, có sự chênh lệch giữa các địa phương vùng đồng bằng và miền núi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15-49 tuổi chiếm tỷ lệ cao so với dân số làm cho mức sinh giảm chậm…” Nội dung này được ThS.BSCKII Phan Đăng Tâm, Chi cục Trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DSKHHGĐ) thông tin:

Còn nhiều thách thức trong công tác dân số
Báo cáo Triển vọng Dân số thế giới năm 2024:
Những xu hướng mới nhất về dân số thế giới

Dân số thế giới đã đạt gần 8,2 tỷ người vào giữa năm 2024, và được dự báo ​​sẽ tăng thêm 2 tỷ người nữa trong 60 năm tới, đạt đỉnh khoảng 10,3 tỷ người vào giữa những năm 2080. Sau đó, dân số thế giới sẽ giảm xuống còn khoảng 10,2 tỷ người, thấp hơn 700 triệu người so với dự kiến ​​một thập kỷ trước.

Những xu hướng mới nhất về dân số thế giới

TIN MỚI

Return to top